【danh sách cầu thủ ac milan】Quy định mới về kiểm tra chuyên ngành: 5 nhóm vấn đề cần lưu ý

hai quan tphcm

Lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu để kiểm tra chuyên ngành tại cảng Cát Lái (Quận 2,địnhmớivềkiểmtrachuyênngànhnhómvấnđềcầnlưuýdanh sách cầu thủ ac milan TP. Hồ Chí Minh). Ảnh Đỗ Doãn

>> Cải cách phân loại, phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp và hải quan cùng hưởng lợi

Ngày 12/4, Thông tư số 17/2021/TT-BTC (Thông tư 17) về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chính thức có hiệu lực. Thông tư mới này có 5 nhóm vấn đề chính mà những công chức làm công tác phân loại và doanh nghiệp (DN) cần lưu ý.

Thứ nhất là về hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại. Theo quy định tại điểm 1, điểm 4 khoản 2 Điều 1 thì mỗi mặt hàng phải lập 1 phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa. Đối với tài liệu kỹ thuật, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan phải nêu rõ lý do.

Thứ hai là về mẫu hàng hóa gửi phân tích để phân loại. Theo quy định tại mục b, mục c điểm 1 khoản 3 Điều 1 thì, số lượng mẫu gửi phân tích để phân loại phải đủ hai mẫu và không thực hiện lấy mẫu đối với trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu một mẫu. Cơ quan hải quan nơi yêu cầu phân tích là đơn vị gửi mẫu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, đặc biệt là không giao cho người khai hải quan chuyển mẫu.

Thứ ba là về thẩm quyền ban hành thông báo kết quả. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 1 của thông tư, Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan được phép ban hành Thông báo kết quả phân loại và Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong khi đó, chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, thông báo kết quả phân tích kèm mã số đề xuất.

Thứ tư là về thời hạn ban hành các thông báo. Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của thông tư, thời hạn ban hành thông báo kết quả phân loại không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích.

Riêng về thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, Thông tư 17 quy định không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích.

Thứ năm là về biểu mẫu. Theo quy định tại khoản 7 Điều 1, có 4 mẫu liên quan gồm: Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (mẫu số 05/PYCPT/2021); Thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 08/TBKQPL/2021); Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 09/TBKQKT-CL-ATTP/2021) và thông báo kết quả phân tích kèm mã số đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 10/TBKQPTPL/2021).

Nhìn chung, Thông tư 17 quy định cụ thể hơn trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư này, ngoài việc đưa công tác quản lý hải quan theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian trong khâu xử lý, còn giúp tạo thuận lợi thương mại cho DN trong thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa bởi kéo giảm đáng kể thời gian làm thủ tục trong các hoạt động kiểm tra chuyên ngành./.

Đỗ Doãn