Vinamilk tiên phong tiến vào kỷ nguyên xanh
Đây là nhận định chung của Hội đồng giám khảo Cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 dành cho Vinamilk. TheậnloạtgiảithưởngvềQuảntrịvàPháttriểnbềnvữkết quả alajuelenseo đó, Vinamilk có bước tiến lớn trong hành trình phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu nổi bật về giảm thiểu tác động lên môi trường và trách nhiệm xã hội.
Nhờ đó, doanh nghiệp luôn là cái tên được xướng lên tại nhiều hạng mục như Giải nhất Báo cáo phát triển bền vững; Giải Doanh nghiệp báo cáo quản lý khí thải nhà kính tốt nhất; Top 10 Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn) và Giải Doanh nghiệp quản trị công ty vượt trên tuân thủ tại chương trình.
Tại buổi lễ trao giải, ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero Vinamilk – cho biết, giải thưởng là sự ghi nhận cho các nỗ lực làm tốt công tác báo cáo và công bố thông tin, thực hành quản trị tốt về môi trường - xã hội - quản trị (ESG) của doanh nghiệp. Qua sự ghi nhận này, doanh nghiệp mong muốn lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp khác hướng tới các chuẩn mực quản trị tiên tiến, minh bạch và phát triển bền vững.
Trên khía cạnh quản trị, Vinamilk được đánh giá cao khi áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty vượt trên tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quản trị tốt trên thế giới và khu vực của Thẻ Điểm Quản trị Công ty ASEAN (ASEAN Corporate Governance Scorecard). Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch, tạo niềm tin, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Phong độ bền vững suốt 12 năm liền
Từ khi công bố cuốn Báo cáo Phát triển bền vững đầu tiên vào năm 2012 đến nay, Vinamilk luôn là cái tên nằm trong Top 3 công ty được đánh giá tốt nhất. Riêng về hạng mục Công bố thông tin khí thải nhà kính, Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất và dẫn đầu trong 3 năm liên tiếp.
Một điểm đáng chú ý khác, mặc dù số lượng báo cáo phát triển bền vững riêng biệt năm nay đã tăng kỷ lục, từ 21 lên 33 đơn vị, nhưng chỉ có 2 doanh nghiệp đặt mục tiêu phát thải dựa theo tiêu chuẩn SBTi (Science Based Targets initiative) trong đó có Vinamilk. Điều này khẳng định cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp về việc giảm phát thải theo các chuẩn mực quốc tế.
Báo cáo của Vinamilk còn được đánh giá nổi bật khi không chỉ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn vận dụng các tiêu chuẩn ngành. Cụ thể, ngoài các tiêu chuẩn quốc tế chung như Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo Phát triển bền vững (GRI Standards) phiên bản mới nhất, tiêu chuẩn CDP (Carbon Disclosure Project), 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk còn tham chiếu các tiêu chuẩn ngành như: Khung Phát triển bền vững của ngành sữa toàn cầu (Dairy Sustainability Framework – DSF), hướng dẫn của GRI dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing)…
Các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ giúp gia tăng tính toàn diện và minh bạch, mà còn giúp các báo cáo trở nên tin cậy hơn với người đọc.
Net Zero - không chỉ là cam kết
Cuốn báo cáo đạt giải của Vinamilk năm nay có chủ đề “Để tâm hành động - Net Zero 2050” và “Net Zero 2050” cũng là từ khóa nổi bật của năm 2024. Tiến tới mục tiêu Net Zero 2050, doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc cắt giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như mở rộng các bể hấp thụ carbon thông qua hoạt động trồng rừng.
Cam kết tiến đến Net Zero 2050 được doanh nghiệp chính thức đưa ra từ 2023, nhưng trước đó hơn 10 năm, Vinamilk đã bắt tay triển khai các hành động cắt giảm phát thải khí nhà kính, kiểm kê đo đạc phát thải và xem phát triển bền vững là một chiến lược trong đầu tư các nhà máy, trang trại, công nghệ sản xuất...
Điều này tạo cơ sở cho doanh nghiệp đi nhanh hơn trong lộ trình tiến đến Net Zero 2050, mà cụ thể là 3 đơn vị của Vinamilk đã được công nhận trung hòa carbon theo chuẩn quốc tế PAS2060:2014.
Net Zero được nhận định không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là chiến lược kinh doanh thông minh, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro và thu hút đầu tư và người tiêu dùng.
Như tại Vinamilk, việc sẵn sàng đáp ứng về các yêu cầu liên quan đến báo cáo phát triển bền vững, kiểm kê khí nhà kính hay đạt tiêu chuẩn trung hòa carbon… giúp sản phẩm thương hiệu Việt “rộng cửa” hơn khi khai phá những thị trường mới, đặc biệt là các nước bắt đầu có hàng xào “xanh” cho hàng hóa nhập khẩu...