【lich.thi.dau.ngoai.hang.anh】Chuẩn bị đề án bảo vệ môi trường

Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm,ẩnbịđềnbảovệmitrườlich.thi.dau.ngoai.hang.anh giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, phát triển hài hòa theo hướng bền vững, tỉnh đang xây dựng Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025.

Người dân trên địa bàn xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đang làm kè mé chống sạt lở nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường thông qua việc thu hút các dự án đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng để khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường. Các giải pháp từng bước cải thiện môi trường sống của người dân, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp và khu vực nông thôn.

 Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước mặt có chiều hướng gia tăng, đã gây bức xúc trong dư luận, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tại các đô thị chưa được đầu tư đúng mức, ý thức của một số người dân trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.

Theo kết quả quan trắc năm 2019, cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh còn khá tốt và môi trường đất vẫn còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Còn chất lượng nước mặt tại một số khu vực có dấu hiệu ô nhiễm bởi các thông số Fe, TSS, COD, Coliform… hầu hết đều có kết quả vượt cột A2 quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Bên cạnh đó, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh hàng năm đều có xảy ra, đặc biệt đầu năm 2020 đỉnh điểm nồng độ mặn trên 18‰, tình hình sạt lở diễn ra phức tạp, nhất là tại huyện Châu Thành, Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy. Tình trạng sạt lở xảy ra thường xuyên, mức độ thiệt hại ngày càng tăng cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân.

Mục tiêu đề ra của tỉnh là đến năm 2030, khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước mặt trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, khu, cụm công nghiệp. Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; 50% đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường và 100% các khu dân cư mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; phấn đấu 100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường.

Về chất thải rắn, đối với chất thải nguy hại, phấn đấu tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 100% hộ gia đình ở đô thị thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, 100% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ. 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường…

Theo Phó GS-TS Nguyễn Văn Công, Khoa Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, điều đặc biệt là địa lý ở Hậu Giang khác với các địa phương khác. Trong thời gian qua, tỉnh kêu gọi, thu hút, ưu đãi chính sách nhà đầu tư ở địa bàn rất nhiều. Thật ra thu hút, ưu đãi nhiều, áp lực sắp tới trên sông Hậu khi các nhà máy hoạt động cũng rất cao. Do đó, sự cần thiết của đề án là lồng ghép những chủ trương của Chính phủ, phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường gắn với biến đổi khí hậu.

Theo đó, trong đề án, cần bổ sung thêm vấn đề quan tâm là biến đổi khí hậu. Nên tổng hợp những biểu, bảng để so sánh với các địa phương với nhau. Phải đánh giá đầu tư chất thải rắn, nước thải ở các khu, cụm công nghiệp. Kế hoạch, định hướng cho môi trường trong tương lai cần lâu dài, trong đó phân thứ tự ưu tiên thực hiện.

Còn Phó GS-TS Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng đề án này nên có sự phối hợp với Đề án phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. Cần có những bảng đánh giá ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng. Vị trí của Hậu Giang đặc biệt ở đồng bằng, nằm giáp nước, nếu bị ô nhiễm thì nước khó thoát ra ngoài biển. Cho nên vấn đề phân hủy hóa học phải tính đến, điểm cấp nước sinh hoạt cần đề cập đến đề án này.

Để đạt được mục tiêu đề án, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường Miền Nam, nhận định: Trong 5-10 năm tới, tỉnh có lộ trình ưu tiên làm gì, như thế nào, mức độ, ai làm, nguồn lực ra sao. Các quy hoạch đã có của tỉnh còn giá trị sử dụng đến nay, bản đồ khoanh vùng quy hoạch nguồn nước, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Đối với phạm vi khu công nghiệp, ngoài nước thải thì trong thời gian tới quan tâm đến khí thải và đề án bảo vệ môi trường phải gắn biến đổi khí hậu, thay đổi sinh học.

Theo bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, trước và sau khi đề án được duyệt cần khảo sát số liệu đầy đủ, có mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nên xem xét phần căn cứ pháp lý, đưa thêm những phần của tỉnh cho rõ ràng hơn. Khi xây dựng phải có phần quan trọng là dự đoán môi trường, đồng thời đề xuất giải pháp trong tỉnh, từng địa phương. Có như vậy thì địa phương không bối rối khi thực hiện. Quan trọng là khi đề án được duyệt thì cần có tham mưu cho công tác chỉ đạo về môi trường trong thời gian tiếp theo.

Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh, lưu ý đề án về phạm vi không gian và thời gian phải phù hợp với đề án phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm nghiên cứu đề án cần tính toán vấn đề ngoài không gian của tỉnh, phải đặt ra nhiệm vụ, tìm kiếm nguồn lực, gắn với phát triển. Về thời gian, phải đánh giá được thực trạng, tình hình ô nhiễm môi trường, xác định mục tiêu, giải pháp 5 năm và tầm nhìn 10 năm. Xác định nguyên nhân, đánh giá công tác quản lý nhà nước của địa phương trong những năm vừa qua cả về cơ chế, chính sách, chế tài, công cụ xử lý. Ý thức của các cơ quan, cơ sở, người dân trong bảo vệ môi trường và có dự báo thời gian tới.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, trên địa bàn tỉnh có 2.309 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được cơ quan thẩm quyền cấp thủ tục về môi trường. Trong đó, 240 cơ sở được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và 2.069 cơ sở được xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. 

 

Bài, ảnh: T.XOÀN