【số liệu thống kê về ulsan hyundai gặp suwon city】Điểm tin sáng 10
Cùng những tin tức khác,Điểsố liệu thống kê về ulsan hyundai gặp suwon city mời Quý độc giả theo dõi:ASEAN Cup chính thức được FIFA công nhận; Múa Lamvong Lào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; Nhiều nước cấp phép đánh bắt cá voi; Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi... 74.
Khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng đạt gần 16 triệu lượt
Minh họa: BẢO NAM
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 1,7 triệu lượt, cao nhất trong 11 tháng.
Theo số liệu Cục Du lịch Quốc gia công bố sáng 6/12, tháng 11 Việt Nam đón hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 20% so với tháng 10 và bằng 94% so với cùng kỳ 2019.
Khách đến bằng đường hàng không chiếm số lượng lớn nhất, với hơn 1,4 triệu lượt, tiếp đến là đường bộ với hơn 277.000 lượt và đường biển 32.000 lượt.
Tính chung 11 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 16 triệu lượt, tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2023 và gần đạt mục tiêu đặt ra hồi đầu năm, 17-18 triệu lượt khách.
ASEAN Cup chính thức được FIFA công nhận
FIFA xác nhận từ năm 2024, ASEAN Cup được công nhận là giải đấu chính thức và các trận đấu được xếp loại A.
Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã gửi thư đến Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) xác nhận ASEAN Cup sẽ là giải đấu chính thức thuộc FIFA kể từ kỳ 2024.
Các trận đấu của giải được công nhận là trận quốc tế loại A - mức tương đương với các trận thuộc vòng loại, vòng chung kết World Cup và các giải châu lục.
Bên cạnh đó còn có các quy định về trọng tài, trợ lý trọng tài phải có bằng FIFA, mỗi trận đấu cách nhau không dưới 48 giờ và phải nộp báo cáo trận đấu.
Dự kiến ASEAN Cup cũng đang được tính toán đổi thời gian thi đấu sang mùa hè.
ASEAN Cup được FIFA công nhận là bước tiến lớn, nâng cao uy tín của giải đấu bóng đá vô địch Đông Nam Á, có tuổi đời 28 năm (từ năm 1996) và trải qua các tên gọi như Tiger Cup, AFF Cup.
Hiện trong lịch sử các kỳ Giải bóng đá vô địch Đông Nam Á (tên cũ Tiger Cup, AFF Cup và nay là ASEAN Cup), đội tuyển Thái Lan đang có vị thế thống trị với 7 lần vô địch, xếp sau lần lượt Singapore (4 lần), Việt Nam (2 lần) và Malaysia (1 lần).
Múa Lamvong Lào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Múa Lamvong của Lào vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Múa Lamvong là một nghệ thuật được kế thừa từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ trong cuộc sống, sự lao động, tín ngưỡng và từ nhiều nghi lễ khác nhau của nhân dân các dân tộc Lào.
Điệu múa Lamvong không chỉ phản ánh cuộc sống, tinh thần đoàn kết nhất trí một lòng của người dân Lào mà còn là văn hóa tươi vui, thể hiện sự biết ơn vùng đất mà người dân Lào đang sinh sống. Qua thời gian, múa Lamvong chuyển thành một loại hình nghệ thuật tao nhã và cách điệu, hiện là một phần không thể thiếu trong văn hóa Lào.
Múa Lamvong hiện nay đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện như lễ khai trương, khánh thành, đám cưới, lễ kỷ niệm hay các sự kiện chính thức của Đảng, Nhà nước Lào.
Nhiều nước cấp phép đánh bắt cá voi
Bộ Thực phẩm và Nông nghiệp Iceland tuần này thông báo họ đã cấp phép đánh bắt 209 con cá voi vây và 217 con cá voi minke hàng năm trong mùa đi săn từ tháng 6 tới tháng 9, theo IFL Science. Giấy phép có hiệu lực trong 5 năm và gia hạn hàng năm, với 20% hạn ngạch chưa sử dụng hết có thể chuyển tiếp sang năm sau.
Giấy phép đánh bắt cá voi vây được cấp cho Hvalur hf, công ty đánh bắt cá voi thương mại lớn nhất Iceland trong khi cá voi minke có thể bị săn bắt bởi một tàu thả lưới rà do Tjaldtangi ehf sở hữu. Cá voi vây nằm trong danh mục dễ tổn thương thuộc Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Dài tới 25 m, chúng là loài động vật lớn thứ hai trên Trái Đất xét theo chiều dài, chỉ xếp sau cá voi xanh. Cá voi minke là loài cá voi nhỏ nhất, dài khoảng 7 - 9 m. Dù chúng không có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về cách chúng bị săn bắt, tương tự cá voi vây.
Cách đây vài năm, Iceland dường như bỏ chính sách đánh bắt cá voi gây tranh cãi. Tháng 6/2023, nhà chức trách Iceland tạm ngừng mùa đánh bắt cá voi một ngày trước khi bắt đầu bằng cách đình chỉ săn cá voi vây tới cuối mùa hè. Quyết định đột ngột này được đưa ra sau báo cáo của Cơ quan thực phẩm và thú y Iceland cho thấy đánh bắt cá voi thường khiến con vật phải trải qua cái chết chậm đau đớn.
Tuy nhiên, vào tháng 6/2024, chính phủ Iceland tiết lộ họ đã cấp phép cho công ty Hvalur hf giết 99 con cá voi vây ở vùng Greenland/Tây Iceland cùng với 29 con cá voi ở vùng Đông Iceland. Ngoài Iceland, chỉ có hai nước khác là Na Uy và Nhật Bản tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại.
Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi... 74
Chim hải âu Laysan có tên Wisdom khoảng 74 tuổi, với vòng nhận dạng ở chân mang ký hiệu Z333 là con chim hoang dã già nhất thế giới được biết đến. Gần đây, Wisdom đã quay trở về nơi làm tổ của nó, hòn đảo nhỏ biệt lập ở Thái Bình Dương mang tên Midway Atoll để đẻ thêm một quả trứng.
Các nhà sinh vật học từ Cục Quản lý Cá và Động vật hoang dã Mỹ (USFWS) cho rằng sau hơn 70 năm, Wisdom đã sinh khoảng 30 chú chim non.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, USFWS đã chia sẻ hình ảnh về Wisdom và người bạn đời mới của nó đang loay hoay với quả trứng trong tổ.
Nhà sinh vật học giám sát động vật hoang dã ở Midway - ông Jonathan Plissner, gọi quả trứng này là "niềm vui đặc biệt". Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh: "Chúng tôi lạc quan rằng quả trứng sẽ nở". Theo ông, Wisdom tuy đã 74 tuổi nhưng vẫn đủ năng lượng và bản năng để nuôi thêm một chú chim non nữa, và có 70-80% khả năng trứng sẽ nở.
Bảo Nam tổng hợp