【ars vs southampton】Chất lượng nguồn nhân lực cản trở tăng trưởng kinh tế Việt Nam

nhan luc

Hiện có đến 70%-80% ứng viên cho vị trí quản lý và kỹ thuật cao của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ảnh: TL

PV: TheấtlượngnguồnnhânlựccảntrởtăngtrưởngkinhtếViệars vs southamptono ông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động thế nào đến nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Eric Sidgwick:Theo nghiên cứu của ADB, trong tương lai, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu tác động nhiều nhất từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đơn giản bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi phát triển sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu về nguồn nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia thâm dụng lao động rất lớn trong một số ngành kinh tế trọng điểm của đất nước như dệt may, da giày…

Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống máy móc tự động hóa, các nhà máy dạng Smart/Fast Factory sẽ thay thế lao động thủ công. Dẫn đến nhiều lao động giản đơn của Việt Nam sẽ dễ dàng bị mất việc vào tay những “người lao động robot”.

Không chỉ lĩnh vực lao động giản đơn, ngay ở khu vực lao động trình độ chuyên môn sâu như tài chính - ngân hàng, cơ cấu lao động cũng có sự biến chuyển lớn. Bởi sự phát triển của trí thông minh nhân tạo, big data (dữ liệu lớn), công nghệ nhận dạng hình ảnh, âm thanh...

Trong tương lai gần, các công nghệ mới này sẽ được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng với chỉ số tín dụng số nhằm đánh giá cá nhân có vay được hay không, các hệ thống bán hàng tự động với các công nghệ nhận dạng hình ảnh và âm thanh. Như vậy, vô hình trung một bộ phận không ít cán bộ trong ngành tài chính - ngân hàng cũng sẽ bị mất việc trước những thay đổi chóng mặt của công nghệ số.

PV: Tuy nhiên, một số ngành như IT lại được dự đoán là thiếu hụt nhân sự trầm trọng, ông bình luận gì về ý kiến này?

Ông Eric Sidgwick:Theo đánh giá của các chuyên gia, dự báo trong hai năm 2017, 2018 sẽ có khoảng 80.000 nhân lực IT được đào tạo ra trường, cung cấp vào thị trường lao động. Tuy nhiên, theo tính toán đến năm 2020 Việt Nam vẫn cần khoảng 1,2 triệu nhân lực trong ngành này. Do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đây sẽ là một trong những hướng mà ngành giáo dục Việt Nam cần tập trung nguồn lực, kế hoạch giảng dạy để đào tạo cung cấp nguồn nhân lực IT có chất lượng tốt cho thị trường.

ong E S

Ông Eric Sidgwick

Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo, để đi tắt đón đầu trong kỷ nguyên số 4.0. Nhân lực ngành IT không chỉ cần phải giỏi chuyên môn mà cần trau dồi khả năng sử dụng tiếng Anh để có thể cập nhật công nghệ mới nhất tại nước ngoài.

Ngoài ra, khi thị trường công việc trong ngành thay đổi không ngừng mà các chương trình đào tạo chính quy gần như không theo kịp sự phát triển này. Vì vậy, nhân sự ngành IT phải chủ động linh hoạt phát triển tối đa năng lực tự học hỏi trong công việc.

Ở khái niệm xa hơn, theo tôi cơ hội khởi nghiệp “start - up” cũng đang rất rộng mở trong ngành công nghệ thông tin. Các CEO trong ngành công nghệ thông tin cần có chiến thuật “săn đầu người” bài bản để tìm những ứng viên xuất sắc phục vụ công việc. Bởi dự báo, thời gian tới mức độ cạnh tranh sẽ rất gắt gao, chỉ những doanh nghiệp nào thực sự có đội ngũ nhân sự IT tốt mới có thể trụ vững, nếu không sẽ dễ dàng “out” từ vòng ngoài.

PV: Trước những thách thức lớn này, ông có khuyến nghị gì để nguồn nhân lực Việt Nam có thể thích ứng tốt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã gần kề?

Ông Eric Sidgwick:Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cần phải quan tâm và có sự đầu tư nghiêm túc cho giáo dục, đào tạo. Vì chỉ có giáo dục, đào tạo mới có thể tạo ra đội ngũ những nhân viên có trình độ tay nghề đáp ứng đòi hỏi của thị trường, xã hội. Hệ thống các trường hàn lâm dần phải được thay thế bằng các trường nghề, bổ sung những chuyên ngành đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn. Gợi ý ở đây là tập trung vào khối kỹ thuật, tài chính, giảm khối xã hội.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, tại Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 đã chỉ ra, lực lượng lao động không được đào tạo đầy đủ, là hạn chế lớn thứ hai trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ngoài ra, hiện có đến 70% - 80% ứng viên cho vị trí quản lý và kỹ thuật cao của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Do đó, ngoài việc thay đổi mô hình đào tạo, Việt Nam cũng cần tinh giản bộ máy quản trị. Hiện Việt Nam có hơn 2.000 cơ sở đào tạo, nằm rải rác ở 13 bộ ngành và 63 tỉnh thành. Việc đào tạo này cần phải được quy hoạch tính toán lại, phân bổ hợp lý, loại bỏ những mắt xích giáo dục không cần thiết để tránh chồng chéo nhau.

PV: Xin cảm ơn ông!

Văn Nam (thực hiện)