Nhiều năm trở lại đây,ướcNơidoanhnghiệpthagravenhcocircngdoanhnhacircnthagravenhđạkết quả bóng đá hạng 2 nga Việt Nam đã giữ vững được vị trí "top 10" nơi sống tốt nhất trên thế giới. Ngay cả khi cả nước thực hiện mục tiêu kép: "gồng mình" chống dịch Covid-19 song song với phát triển kinh tế thì nước ta vẫn trong top đầu hấp dẫn người nước ngoài đến sống và làm việc. Còn giữa các tỉnh, thành trong cả nước, với mục tiêu trở thành "điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống" vào năm 2030, những năm gần đây, Bình Phước đã có những chiến lược để thu hút doanh nghiệp, người tài, người giàu đến đầu tư, sinh sống...
Sau 25 năm bền bỉ phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cùng những người yêu mến, tâm huyết với Bình Phước đã tạo được dấu ấn riêng đậm nét bằng những minh chứng sinh động. Tuy nhiên, để cán đích "điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống" đúng hẹn, Bình Phước vẫn còn hành trình 8 năm bứt phá không mệt mỏi...
Xuất phát điểm “con nhà khó" và thực lực “cất cánh"
Điều cả hệ thống chính trị cũng như nhân dân Bình Phước đều nhận thấy và tự hào là những năm đầu mới tái lập, Bình Phước chỉ là tỉnh thuần nông, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 5% GRDP của tỉnh thì đến nay, một diện mạo mới đã được thay thế. Tính đến cuối năm 2021, cơ cấu kinh tế dịch chuyển rõ rệt với công nghiệp - xây dựng chiếm 43,4%; dịch vụ chiếm 32,8%, trong đó kinh tế số 3,4%. Dù chịu tác động không nhỏ của dịch Covid-19 liên tục trong 2 năm qua, song Tỉnh ủy Bình Phước đã quyết liệt lãnh đạo và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. Năm 2021, thu ngân sách của tỉnh đạt 13.380 tỷ đồng, bằng 175,7% chỉ tiêu Trung ương giao và bằng 102,9% chỉ tiêu điều chỉnh của HĐND tỉnh giao, tăng gấp 77,8 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.
Bình Phước hiện có 13 khu công nghiệp, với nhiều chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Trong ảnh: Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, huyện Đồng Phú nhìn từ trên cao - Ảnh: Phú Quý
Đơn cử một số lĩnh vực để thấy, kết quả của những nỗ lực để Bình Phước thành "điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống" không đơn giản. Hiện tỉnh có 13 khu công nghiệp, trong đó 7 khu công nghiệp đã lấp đầy 100%. Chính sách thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân. Kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp là diện mạo nông thôn, đô thị thay đổi, hoạt động kinh doanh, dịch vụ phát triển, nhiều khu dân cư mới được xây dựng đã trở nên đông đúc.
Khi tái lập tỉnh năm 1997, Bình Phước chỉ có 103 tuyến đường với chiều dài hơn 1.200km, tỷ lệ đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất chiếm gần 84%. Quốc lộ 13 và 14, đường tỉnh quản lý xuống cấp trầm trọng; các tuyến đường huyện, xã chủ yếu là đường đất “nắng bụi, mưa lầy”. Và chủ trương phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là cơ sở đã được ưu tiên "số 1". Đây chính là tiền đề tạo ra bước phát triển đột phá, từng bước hiện đại sau 25 năm tái lập. Hiện nay, toàn tỉnh đã có hơn 2.850 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 8.900km, trong đó, các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 13, 14, ĐT741 và các tuyến đường tỉnh đã nhựa hóa 100% tạo lưu thông thuận lợi, kết nối giữa Tây nguyên với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh; TP. Hồ Chí Minh đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; giữa các địa phương trong tỉnh.
Du lịch sẽ là “kênh" kinh tế hiệu quả
Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội thì Bình Phước muốn trở thành "điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống" không thể không đầu tư lĩnh vực du lịch. Thậm chí phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàng đầu.
Bình Phước có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, đa dạng về văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán; lợi thế đất đai bao la, phì nhiêu, cây công nghiệp, cây ăn trái, thác, hồ... phủ đều địa bàn tỉnh. Đây là tiềm năng cốt lõi để tỉnh quan tâm phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch và công tác quản lý nhà nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch tỉnh cần kết hợp chặt chẽ và tăng tốc hơn nữa triển khai nhiệm vụ mà trọng tâm là phát triển 4 loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh gồm: Sinh thái, văn hóa, tâm linh và du lịch cuối tuần.
Bình Phước được bao phủ bởi thảm xanh của rừng, cây công nghiệp, cây ăn trái chính là lợi thế hàng đầu xây dựng tỉnh thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư - Ảnh: Phú Quý
Theo luồng ánh sáng Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) ngày 16-1-2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 11-7-2017, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 71-KH/TU để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 4-4-2018 về việc triển khai nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Bình Phước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 364/KH-BCĐ ngày 20-2-2019 để triển khai nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch. Đây là những chỉ đạo cụ thể để du lịch Bình Phước chuyển biến tích cực và tạo nên những điểm đến hấp dẫn.
Anh Lê Văn Đại ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng chia sẻ: "Ai đến Bình Phước khi mới tái lập tỉnh giờ quay lại sẽ vô cùng ngỡ ngàng. Bình Phước có rất nhiều điểm du lịch lý tưởng giúp con người thư thái, an nhiên sau những mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống thường ngày".
Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi với danh thắng đa dạng về du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh... Đặc biệt, còn hấp dẫn ở sự không quá xô bồ, hiện đại để đánh mất đi sự yên bình của đất trời. Các danh thắng không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí mà còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, tình yêu lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc.
Bình Phước là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ, cầu nối Đông Nam bộ với Tây nguyên và tiếp giáp Vương quốc Campuchia; hệ sinh thái rừng nguyên sinh đa dạng cùng với sự đa dạng văn hóa tộc người... đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho Bình Phước. Những thế mạnh này đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch bền vững cho tỉnh trong thời gian tới. |
Ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh |
Cần lắm những đột phá
Để biến khát vọng thành hiện thực thì đột phá đầu tiên chính là ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, thậm chí đi trước một bước. Các tuyến giao thông kết nối vùng; nội tỉnh, tạo tam giác phát triển cần tập trung trọng điểm. Đồng thời, lĩnh vực công nghệ thông tin, đột phá trong cải cách thủ tục hành chính cũng cần được chú trọng. Phấn đấu đến năm 2025, chính quyền điện tử của tỉnh nằm trong top 30 các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; 100% thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến đạt mức độ 3, 4; từng bước chuyển đổi sang chính quyền số.
Sông nước hữu tình song song với cơ sở hạ tầng hiện đại đang tạo nên sức hút mới cho Bình Phước (cầu 38, xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng từ trên nhìn xuống). Ảnh: Phú Quý
Đặc biệt, con người là mấu chốt của sự phát triển nên cần phải có chiến lược cả trước mắt và lâu dài, từ đầu tư dạy nghề, trình độ cơ bản đến chất lượng cao, có chính sách thu hút lao động đến tỉnh làm việc.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 17-CTr/TU. Cùng với đó, Bình Phước đang dần hoàn thiện lập “Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế đầu ngành trong và ngoài nước. Đây chính là kim chỉ nam để nhiệm kỳ này cơ bản hoàn thành những tiêu chí để Bình Phước trở thành "điểm đến hấp dẫn, nơi đáng sống", làm bản lề cho nhiệm kỳ sau tăng tốc và bứt phá. |
Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng và toàn diện. Những thành tựu to lớn đó đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của cả hệ thống chính trị và nhân dân Bình Phước, thể hiện “ý Đảng - lòng dân” đã hòa quyện làm nên sức mạnh nội lực.