Cúp C2

【getafe – girona】Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chậm cổ phần hóa do người đứng đầu chưa quyết liệt

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần rà lại các văn bản pháp luật để trao quyền lớn hơn, trách nhiệm rõ h getafe – girona

thủ tướng chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần rà lại các văn bản pháp luật để trao quyền lớn hơn,ủtướngNguyễnXuânPhúcChậmcổphầnhóadongườiđứngđầuchưaquyếtliệgetafe – girona trách nhiệm rõ hơn, giúp các DN an tâm tìm kiếm hiệu quả đầu tư. Ảnh nguồn VGP.

>>Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cổ phần hóa đang rất chậm

>>Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đã phát hiện tình trạng thoái vốn cố ý trái pháp luật

Nhiều tập đoàn, tổng công ty tái cơ cấu thành công

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hội nghị bàn để sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN chứ không phải chỉ bàn về công tác CPH của DN.

Thủ tướng lưu ý, quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về DNNN phải được đảm bảo đúng hướng, hiệu quả, bền vững; từ đó cần đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả đạt được, các hạn chế yếu kém để làm tốt hơn; đưa ra giải pháp trọng tâm thời gian tới để cải cách, nâng cao hiệu quả và CPH DNNN.

“Vai trò của DNNN rất quan trọng trong phát triển đất nước. Đảng có chủ trương cơ cấu lại, CPH DNNN từ đầu những năm 1990. Từ trước đến nay chúng ta đã đạt những kết quả quan trọng nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết Trung ương 5 đã đưa ra mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Nghị quyết của Quốc hội hàng năm đều nhấn mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả của DNNN”, Thủ tướng Chính phủ khẳng định.

Theo Thủ tướng Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã có 4 hội nghị về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; ban hành nhiều cơ chế chính sách tập trung quyết liệt đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần phải làm tốt hơn, chống thất thoát trong CPH. “Nhiều nước đã mất tài sản rất lớn trong quá trình CPH, do đó chúng ta phải có biện pháp ngăn chặn việc này”, người đứng đầu Chính phủ nói thêm.

Thủ tướng khẳng định trong thời gian qua, thực trạng DNNN đã có nhiều cải thiện, tài sản tăng, hàng tồn kho giảm, doanh thu tăng, số nộp về NSNN cao hơn, hạn chế thất thoát và chống tham nhũng. Hơn thế, các DNNN đã phát huy vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực, tạo nguồn thu lớn hơn, góp phần chỉ đạo kinh tế vĩ mô tốt hơn.

Nhiều tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước tái cơ cấu thành công được Thủ tướng Chính phủ nhắc đến đó là: VNPT, Viettel, Mobifone, Vinafood 1, TCT hàng không Việt Nam, TKV…

cph dnnn
Ảnh:VGP/Quang Hiếu

Trao quyền lớn hơn, trách nhiệm rõ hơn cho các tập đoàn, tổng công ty

Tuy nhiên, nhiều tồn tại của khối DNNN cũng được Thủ tướng Chính phủ nêu, đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, số DNNN chưa lên phương án CPH còn cao; cơ chế phối hợp giữa các đơn vị còn bất cập, nhiều trường hợp còn tâm lý ỷ lại; thu hút vốn đầu tư phát triển tốc độ thấp hơn khu vực DN ngoài nhà nước; còn nhiều DN sau CPH còn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán; một số bộ còn chậm hướng dẫn liên quan đến xử lý đất đai; công tác đào tạo cán bộ có năng lực còn hạn chế, người tài ít vào DNNN; công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ còn chậm.

“Nguyên nhân có nhiều, có khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhiều bộ, ngành, địa phương, TĐ, TCT nhà nước chưa chủ động thực hiện; nhận thức vai trò của người đứng đầu chưa cao, chưa quyết liệt, chưa công khai, minh bạch theo đúng yêu cầu; việc lựa chọn cán bộ ở các TĐ, TCT còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tâm lý còn ngại thay đổi, còn có lợi ích cá nhân, còn tham nhũng, che giấu sai phạm, hiện tượng tham nhũng trong DNNN là còn, sân trước sân sau, phải khắc phục vấn đề này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, sự lớn mạnh của các TĐ, TCT nhà nước luôn có vai trò quan trọng, là ngọn cờ bảo vệ đường lối kinh tế mà chúng ta đang đặt ra trong quá trình phát triển đất nước. Trước thách thức của thời đại mới, cạnh tranh khốc liệt toàn cầu hóa thương mại…, các TĐ, TCT nhà nước cần đổi mới kịp thời hơn, đảm bảo vai trò tiên phong của mình.

Theo Thủ tướng, trước hết, cần khẩn trương nâng cao năng lực quản trị; nâng cao hiệu quả của bộ máy điều hành, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng năng lực cạnh tranh; đi đầu trong nghiên cứu, phát triển đổi mới công nghệ. Mỗi TĐ, TCT nhà nước phải là trung tâm đổi mới sáng tạo. Đào tạo nguồn nhân lực bài bản, chất lượng cao, đi tiên phong trong đổi mới công nghệ, hình thành chuỗi giá trị trong nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cần chủ động hơn nữa trong hội nhập, lấy thị trường nội địa làm trọng tâm để vươn mình, hội nhập toàn cầu. Trao quyền tự chủ trong điều hành nhưng có cơ chế kiểm soát quyền lực; phải khắc phục thất bại của thị trường, quan tâm đầu tư các lĩnh vực tư nhân không muốn đầu tư, các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng.

Thủ tướng cũng lưu ý các DNNN phải góp phần tích cực trong cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh quốc gia. Phải nhận thức được vai trò, vị thế của DNNN để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải rà lại hệ thống các văn bản pháp luật để tạo quyền lớn hơn và trách nhiệm rõ ràng hơn cho các TĐ, TCT nhà nước, để các DN an tâm tìm kiếm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT phải thực hiện tốt hơn; cần quan tâm công tác xây dựng Đảng, nêu cao tinh thần phát triển, đổi mới sáng tạo, đi cùng với đoàn kết, động viên người tài trong DNNN để có bộ máy điều hành tốt nhất./.

Minh Anh

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap