Trước thềm Đối thoại Shangri-La năm nay,ìnhhìnhBiểnĐôngMũitêntrúngnhiềuđíchcủaMỹởBiểnĐôboóng đá số quân đội Mỹ đã có nước cờ đầy ẩn ý khi quyết định công bố video quay từ một phi cơ giám sát, cho thấy các tàu hút bùn cùng nhiều tàu khác của Trung Quốc đang bận rộn với công việc biến các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây đường băng và cầu cảng trên Biển Đông.
Có thể nói, việc công khai đoạn video ghi lại cảnh Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là mũi tên nhắm đến nhiều mục tiêu khác nhau của Mỹ. Trước hết, giới quan sát quốc tế nhận định, động thái này của Mỹ sẽ giúp đảm bảo rằng tình hình Biển Đông sẽ là chủ đề thống trị trong Đối thoại Shangri-La.
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Trường Sa khiến tình hình Biển Đông ngày một căng thẳng. Ảnh Time.com
Báo VOVdẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, các nước trong khu vực cần chủ động chiếm lĩnh vấn đề này chứ để cho Mỹ đi đầu trong việc đối diện Trung Quốc về vấn đề này thì không có tác dụng gì. Quan chức này nói tiếp: Các đối tác của Mỹ, bao gồm cả 10 nước ASEAN, cần thống nhất hành động hơn nữa, càng sớm càng tốt bởi “nếu các vị đợi thêm 4 năm thì việc sẽ trở thành đã rồi”.
Có thể nói, Washington đang tiếp tục xoay trục quân sự sang châu Á, một phần là để đối phó với Bắc Kinh. Do đó, Mỹ muốn các quốc gia Đông Nam Á có lập trường thống nhất hơn về việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số bãi đá ở Biển Đông trong năm nay.
Trên thực tế, mặc dù một số nước ASEAN, như đồng minh Philippines của Mỹ, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, thì khối ASEAN vẫn bị chia rẽ trong vấn đề này và còn ngần ngại can thiệp.
Tuy nhiên tháng trước, các lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ thái độ quan ngại hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm xói mòn niềm tin và phá hoại hòa bình trong khu vực. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia bác bỏ ý tưởng sẽ sớm có một hành động chung về Biển Đông ở cấp độ ASEAN nhưng việc tăng cường hợp tác giữa một số quốc gia là hoàn toàn có thể.
Mỹ đang ra sức hối thúc châu Á tỉnh ngộ về việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông. Ảnh Reuters
Đơn cử, Nhật Bản đang xem xét tham gia cùng Mỹ tuần tra trên không ở Biển Đông. Tokyo và Manila dự kiến bắt đầu đối thoại về khuôn khổ pháp lý cho việc chuyển giao trang bị và công nghệ phòng thủ cùng hiệp ước cho phép binh sĩ Nhật Bản thăm Philippines trong tuần tới.
Bên cạnh việc tìm cách khuyến khích những đối tác ở châu Á hành động nhiều hơn trong vấn đề Biển Đông, thông qua động thái công bố video quay cảnh Trung Quốc cải tạo đảo, Mỹ đang phát đi tín hiệu sẽ có lập trường cứng rắn hơn về tình hình Biển Đông, theo nhận định trên báo VnExpress.
Theo đó, Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định mục tiêu của Mỹ là thuyết phục Trung Quốc hướng đến giải quyết tranh chấp theo hệ thống quốc tế thay vì áp đặt yêu sách lãnh thổ trải khắp khu vực. Trong tương lai gần, "tôi nghĩ người Mỹ sẽ cho Trung Quốc một vài giải pháp", ông Bower nói.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho biết: “Không ai muốn thức dậy vào một buổi sáng nào đó rồi phát hiện Trung Quốc đã xây vô số tiền đồn, tệ hơn nữa là trang bị chúng với các hệ thống quân sự."
Bất chấp những hành động của Mỹ và khu vực, Trung Quốc dường như vẫn chưa có dấu hiệu bị ngăn cản ở Biển Đông
Không dừng lại ở đó, giới chức quốc phòng Mỹ thông báo hải quân nước này sẽ tăng cường hiện diện trên Biển Đông thêm 18% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020. Washington hướng đến mục tiêu chuyển 60% tàu hải quân sang Thái Bình Dương vào năm 2020, tăng thêm 3% so với hiện nay.
Theo đó, các quan chức quân sự Philippines nhận xét có thể thấy rõ thay đổi của Mỹ thể hiện ở hoạt động tập trận, huấn luyện cùng các chuyến thăm của tàu, máy bay. Vấn đề trọng tâm đã chuyển từ chống chủ nghĩa khủng bố sang an ninh hàng hải, một quan chức nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như vẫn chưa có dấu hiệu bị ngăn cản. Vào ngày 26/5 vừa qua, Bắc Kinh đã tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 hải đăng trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ gia tăng "bảo vệ ở các đại dương" và chỉ trích các nước láng giềng có "hành động khiêu khích" trên những bãi ngầm, đá mà Trung Quốc tự nhận là của mình.
Minh Thùy (T/h)
Tàu Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam ở Biển Đông: Chuyện bây giờ mới kể