【kèo 1.5-2 là gì】Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến |
Thay vì phải đến trung tâm hành chính công huyện để điều chính thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế, anh Trần Thanh Lâm, phường Thủy Xuân, TP. Huế đã vào wesite https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn để đăng ký trực tuyến. Chưa đầy 10 phút, anh Lâm đã hoàn thành các thao tác theo yêu cầu và hoàn thành thủ tục hành chính (TTHC) của mình.
Anh Lâm cho biết, đây không phải lần đầu anh sử dụng DVCTT để giải quyết TTHC mà trước đó, anh từng đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho con và đăng ký lại khai sinh bằng hình thức trực tuyến này. Thời gian đầu chưa quen với các thao tác trên DVCTT, anh được cán bộ công tại Trung tâm Hành chính công TP. Huế hướng dẫn và anh gọi tổng đài hỏi thêm. Sau quen dần, anh Lâm tự đăng ký. “Điều quan trọng khi sử dụng DVCTT là hệ thống phải thông suốt, đường truyền không bị lỗi, còn thao tác làm dần rồi quen, rất tiện ích và chủ động cho bản thân”, anh Lâm nói.
Không chỉ anh Lâm, nhiều tổ chức, cá nhân đã sử dụng DVCTT để giải quyết các TTHC. Ông Phạm Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thông tin, tỷ lệ người dân sử dụng DVCTT năm 2023 có sự cải thiện rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu năm 2021, tỷ lệ DVCTT toàn tỉnh là 19%, năm 2022 là 25% thì năm 2023 đã tăng lên 47,3%. “Đặc biệt, cách đây hai năm, tỷ lệ DVCTT cấp xã gần như bằng không, chỉ đạt 1,8% và số lượng này hầu hết do cán bộ làm thay, nhưng năm nay tăng vượt bậc, đạt gần 40%, DVCTT đã chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm”, ông Phạm Quang Trí nhấn mạnh.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp và sử dụng DVCTT, đạt tỷ lệ 75,2%. Để khuyến khích tổ chức, cá nhân tăng cường sử dụng DVCTT, trung tâm đã thiết lập các kênh facebook, zalo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT. Đồng thời, đảm bảo thường xuyên, liên tục tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi, tin nhắn hỗ trợ, hỏi đáp, tư vấn hướng dẫn, phản ánh, kiến nghị về các nội dung liên quan đến giải quyết TTHC cũng như hỗ trợ người dân tiếp cận DVCTT.
Theo ông Phạm Quang Trí, hiện trung tâm đang phối hợp với Trường đại học Khoa học Huế thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ người dân với công nghệ AI để tiếp cận dịch vụ hành chính công trực tuyến trong chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng hệ thống tương tác thông minh (AI chatbot). AI chatbot sẽ hỗ trợ người dân với độ tin cậy, tính sẵn sàng cao, tốc độ phản hồi nhanh, giúp người dân tiếp cận một cách dễ dàng với DVCTT; đồng thời tạo tiền đề cho việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nhiều lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh.
Cùng với tỉnh, cấp huyện và xã, phường cũng đã rốt ráo triển khai nhiều giải pháp để tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Các địa phương chủ động thành lập các tổ hỗ trợ số hóa cộng đồng, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhiều năm qua, UBND huyện Quảng Điền đã chỉ đạo các phòng liên quan bám, nắm tình hình tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính thông qua phần mềm dịch vụ hành chính công, phần mềm phản ánh, kiến nghị để tổng hợp thông tin hằng ngày, giải quyết kịp thời những yếu tố phát sinh. Huyện cũng công khai kịp thời các TTHC trên cổng thông tin điện tử huyện và trang thông tin điện tử các, xã, thị trấn đặt đường link liên kết đến cổng dịch vụ công của tỉnh để tổ chức, cá nhân thuận tiện tra cứu và giao dịch hành chính. Công tác hiện đại hóa nền hành chính được quan tâm đầu tư, UBND huyện đã triển khai bộ phần mềm “một cửa” điện tử cho các xã, bảo đảm đồng bộ để cung cấp DVCTT đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Năm 2023, huyện Quảng Điển có 3,433/7,047 hồ sơ sử dụng DVCTT, chiếm tỷ lệ 48,7%.
Hiện nay toàn tỉnh đã cung cấp 1.859 DVC trực tuyến, gồm 787 DVC trực tuyến toàn trình chiếm tỷ lệ 40%, DVC trực tuyến một phần 1.072, chiếm tỷ lệ 55% thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh. Cổng dịch vụ công tỉnh, hệ thống “một cửa” điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có thể thanh toán phí và lệ phí thông qua tài khoản ngân hàng hoặc các ví điện tử, thẻ điện thoại...
Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC qua cổng dịch vụ công không chỉ giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp mà còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết TTHC và giảm áp lực cho công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” các cấp. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, các ngành; rất cần sự tham gia tích cực hơn nữa từ phía tổ chức, công dân để thúc đẩy và tăng số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng DVCTT trong giải quyết TTHC, hướng đến xây dựng chính quyền số.