【số liệu thống kê về genoa gặp verona】Bình ổn lúa, gạo: Nông dân đã có lãi trên 30%

lúa gạo,ìnhổnlúagạoNôngdânđãcólãitrê<strong>số liệu thống kê về genoa gặp verona</strong> lợi nhuận trồng lúa

Một số địa phương có mức lợi nhuận bình quân vụ Đông xuân 2013-2014 cao như Kiên Giang lãi bình quân khoảng 87,6%, Đồng Tháp khoảng 82,9%. Ảnh T.L minh họa

Mặc dù giá gạo trên thế giới liên tục giảm và đứng ở mức thấp trong các tháng đầu năm, song theo Bộ Tài chính, chính sách thu mua tạm trữ thóc gạo đã tác động giữ ổn định mức giá trong nước, có thời điểm đẩy giá trong nước tăng cao hơn mức lợi nhuận 30%, thậm chí lợi nhuận bình quân lên tới hơn 80%.

Nông dân có lãi nhờ chính sách bình ổn

Thực hiện Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, vào đầu mỗi vụ trong năm, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố (chủ yếu là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long) để công bố giá thành sản xuất lúa kế hoạch, giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch và hướng dẫn giá mua lúa (thóc) định hướng từ đầu vụ.

Theo đó, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch do Bộ Tài chính công bố khoảng từ 3.238 - 4.276 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 3.769 đồng/kg.

Lập quỹ hỗ trợ bình ổn lúa gạo

Bộ Tài chính cho biết hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc hình thành quỹ sẽ huy động nguồn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để hỗ trợ cho các chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân trên toàn quốc.

Thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ triển khai các nội dung hỗ trợ cần thiết cho các địa phương có hoạt động sản xuất và tiêu thụ gạo.

Vụ Hè Thu 2014, mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch do Bộ Tài chính công bố khoảng từ 3.742 – 4.908 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 4.370 đồng/kg.

Căn cứ vào mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch của từng vụ do Bộ Tài chính công bố, các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa.

Bộ Tài chính cho biết, mặc dù giá gạo trên thế giới liên tục giảm và đứng ở mức thấp trong các tháng đầu năm song chính sách thu mua tạm trữ thóc gạo đã tác động giữ ổn định mức giá trong nước và có thời điểm đẩy giá trong nước tăng cao hơn mức lợi nhuận 30%.

Cụ thể, vụ Đông xuân 2013-2014, theo báo cáo kết quả điều tra thực tế của một số Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, mức lợi nhuận so với giá thành như sau: Kiên Giang lãi bình quân khoảng 87,6%,Vĩnh Long lãi bình quân khoảng 45,9%, An Giang lãi khoảng 46,54-61,19%; Bến Tre lãi bình quân khoảng 46,06%; Đồng Tháp lãi bình quân khoảng 82,9%.

Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên giá thành của từng địa phương có sự chênh lệch nhau rất lớn. Đơn cử như vụ Đông Xuân năm 2013-2014, giá thành tỉnh Kiên Giang là 2.517 đồng/kg; tỉnh Bến Tre 3.834 đồng/kg, chênh lệch 1.317 đồng/kg.

Cùng với đó, nhu cầu xuất khẩu của thị trường thế giới tác động đến giá mua trong nước do vậy rất khó “cào bằng” để có mức lợi nhuận chung giữa các địa phương và các thời điểm thu mua.

Kiến nghị giải pháp bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa

Để đảm bảo có lãi tối thiểu từng vụ trong năm, Bộ Tài chính cho biết hiện đang tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để sửa đổi, thay thế Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn về phương pháp điều tra khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất của các vụ sản xuất trong năm cho phù hợp với các văn bản pháp luật và thực tế hiện hành.

Tuy nhiên trước mắt, để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lúa, người tiêu dùng, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp. Cụ thể, đề nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa.

Song song với đó, UBND các tỉnh, thành phố đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá thành lúa.

Các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình giá thị trường lương thực, trên cơ sở đó tổ chức điều hành xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cơ cấu lại nợ cho các tổ chức, cá nhân vay xây dựng kho chứa lúa, gạo; xem xét miễn, giảm lãi suất đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa; sớm xây dựng chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy xuất khẩu gạo./.

Nguyễn Phượng