【kết quả trận lokomotiv moscow】Tuyên truyền pháp luật trong trường học: Hình thức hấp dẫn
Để ngăn ngừa tình trạng tội phạm xã hội ngày càng trẻ hóa,ềnphpluậttrongtrườnghọcHnhthứchấpdẫkết quả trận lokomotiv moscow cùng với việc đẩy mạnh dạy văn hóa kết hợp dạy kỹ năng sống, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học với đa dạng hình thức tổ chức được ngành giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm.
Phiên tòa giả định được Trường THPT Vị Thanh phối hợp với Đoàn khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Trà Vinh tổ chức.
Từ một cách làm hay
Mở một phiên tòa giả định ngay tại trường để học sinh được tận mắt chứng kiến một buổi xử án tại tòa là cách mới lạ, hấp dẫn được Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, thực hiện. Ông Nguyễn Hoài Nhớ, Bí thư Đoàn Trường THPT Vị Thanh, chia sẻ: “Đoàn Trường THPT Vị Thanh đã phối hợp với Đoàn khoa Kinh tế - Luật Trường Đại học Trà Vinh tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Bạo lực học đường”. Đây là lần đầu tiên trường tổ chức phiên tòa giả định. Hoạt động góp phần đổi mới hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật trong học sinh đồng thời cũng là thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm đến các em học sinh phải biết nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành pháp luật, rèn luyện đạo đức, trau dồi kỹ năng sống”. Phiên tòa giả định được thực hiện trong khoảng 60 phút đã thu hút sự tham gia của hơn 400 học sinh của trường. Tình huống của phiên tòa được xây dựng xoay quanh những mâu thuẫn của các bạn học sinh nhưng do không kiềm chế được cảm xúc nên đã có những hành động đáng tiếc, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Với nội dung chân thật, gần gũi nên phiên tòa đã tạo được sự hứng thú đồng thời cũng mang tính giáo dục cao đối với các em học sinh.
Tham gia phiên tòa giả định, các em sinh viên Trường Đại học Trà Vinh đã vào vai Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, Thư ký phiên tòa đến bị cáo, người bị hại, người làm chứng… để tái hiện quá trình xét xử vụ án nhằm cung cấp cho người xem về hành vi phạm tội và việc xét xử người phạm tội. Em Tiêu Ngọc Hân, học sinh lớp 11A1, bộc bạch: “Hoạt động này rất mới mẻ với học sinh chúng em. Từ phiên tòa này, em thấy mình phải ý thức hơn hành vi của mình và chủ động trong hành xử để luôn là một công dân tốt của xã hội”.
Nhân rộng mô hình câu lạc bộ pháp luật
Được thành lập vào năm 2014, Câu lạc bộ pháp luật của Trường THCS Nguyễn Văn Quy, huyện Châu Thành, đang là điểm sáng trong việc chủ động, tích cực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Bà Bùi Thụy Thùy Trang, Phó Hiệu trưởng trường, cho biết: “Câu lạc bộ pháp luật của trường được huyện chọn thành lập. Năm đầu chúng tôi còn khá bỡ ngỡ trong việc thực hiện các giải pháp tuyên truyền. Tuy nhiên đến nay sau 4 năm đi vào hoạt động, với nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phong phú như: tổ chức tuyên truyền Luật An toàn giao thông ngay giờ chào cờ đầu tuần, lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp tuyên truyền Luật Trẻ em, hay tuyên truyền Luật Dân số cho trẻ vị thành niên, nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên về giới tính để biết cách tự bảo vệ mình... Tùy độ tuổi, lớp học, câu lạc bộ sẽ có nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp”.
Hào hứng khi được tham gia hội thi “Chúng em tìm hiểu hiến pháp và pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do trường tổ chức. Em Nguyễn Thị Mỹ Liên, học sinh lớp 6A2, thổ lộ: “Với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như hội thi, văn nghệ, sân khấu hóa tác phẩm... Câu lạc bộ không chỉ giúp chúng em nâng cao những hiểu biết về pháp luật, mà sau khi tham gia em còn về tuyên truyền đến gia đình, bạn bè để cùng nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm”.
Và không chỉ Trường THCS Nguyễn Văn Quy mà đến nay đã có nhiều trường đã và đang thực hiện tốt mô hình câu lạc bộ pháp luật trong nhà trường. Trong đó, việc phát huy tối đa các tủ sách pháp luật với các văn bản, điều lệ luật cụ thể rõ ràng đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức về pháp luật chính quy. Ông Lê Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, nhận định: “Hoạt động của câu lạc bộ pháp luật đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, hình thành nhận thức đầy đủ về tinh thần thượng tôn pháp luật trong môi trường giáo dục, hạn chế các tệ nạn xảy ra. Nhà trường mừng vì nhiều năm qua không có học sinh vi phạm an toàn giao thông, gây gổ, đánh nhau hay tụ tập với bạn bè xấu ngoài trường... Việc bổ sung sách pháp luật và photo những quy định điều lệ về an toàn giao thông... luôn được trường thực hiện tốt”.
Nhờ sự chủ động, tích cực của ngành giáo dục và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của toàn xã hội, nhận thức, hành vi về chấp hành các quy định của pháp luật của học sinh trong các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng được nâng cao; tỷ lệ học sinh vi phạm pháp luật ngày càng giảm qua từng năm học. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức pháp luật cho học sinh đã góp phần xây dựng một nền giáo dục đổi mới, toàn diện, lấy sự phát triển cả đức, trí, thể mỹ của học sinh làm trung tâm.
Bài, ảnh: THẢO TRÂN