Rạn nứt giữa Qatar và “Nhóm 4 nước” gồm Bahrain,ỹnênđứngngoàicuộckhủnghoảngvùngVịxem truc tiep bong da truc tuyen Ai Cập, Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) phản ánh mưu đồ ngấm ngầm chứ không phải là mối đe dọa đối với ổn định khu vực hay lợi ích của Mỹ. Diễn biến mới nhất trong xung đột vùng Vịnh là các báo cáo từ tình báo Mỹ, dường như xác thực các cáo buộc trước đó của Qatar rằng UAE là nước đạo diễn toàn bộ cuộc khủng hoảng, qua việc đột nhập vào các trang web của Qatar và “cấy” các tuyên bố mang tính khiêu khích. Tổ chức Global Leaks đã tiết lộ việc này sau khi xâm nhập e-mail cá nhân của Đại sứ UAE ở Mỹ và công bố các thư thoại cho thấy UAE dàn dựng việc tấn công mạng nhằm vào Qatar.
“Nhóm 4 nước” dĩ nhiên phủ nhận toàn bộ cáo buộc trên. Tất cả đều cố chứng minh mình là nạn nhân của một bên thù địch khác nhằm giành được sự ủng hộ lớn hơn từ Mỹ. Trên thực tế, “Nhóm 4 nước” hy vọng sẽ ép buộc Qatar giảm quan hệ với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước hậu thuẫn cho nhiều lực lượng Hồi giáo ở khu vực, như tổ chức Anh em Hồi giáo (MB). Tuy nhiên, điều này không thể cô lập Qatar. Thật bất ngờ, cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều trợ giúp Qatar, đưa nước này thoát khỏi thế bị tẩy chay về thương mại và đi lại do “Nhóm 4 nước” dựng lên. Quan hệ giữa Qatar với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hiện mạnh hơn lúc nào hết, không có dấu hiệu nào cho thấy Doha sẽ cắt đứt liên hệ với Hamas và các nhóm Hồi giáo khác.
Lợi ích cốt lõi của Mỹ tại vùng Vịnh là duy trì luồng vận chuyển dầu mỏ tự do, ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố xuất phát từ khu vực nhằm vào Mỹ và các đồng minh châu Âu, ngăn Iran lập thế bá quyền ở khu vực. Tranh chấp, căng thẳng hiện nay không ảnh hưởng tới bất kỳ lợi ích nào nêu trên. Không có mối đe dọa về tự do hàng hải ở vùng Vịnh và khủng hoảng hiện nay không làm xuất hiện nguy cơ này. Qatar và Bahrain đều không muốn Mỹ rút lực lượng khỏi các căn cứ quân sự đặt ở hai nước này. Saudi Arabia chắc chắn sẽ không từ bỏ hợp tác chống khủng bố với Mỹ. Dù ảnh hưởng của Iran ở Qatar gia tăng nhưng sẽ không có chuyện Doha tham gia trục Shi'ite do Tehran đứng đầu.
Có ý kiến cho rằng Mỹ không hài lòng vì khủng hoảng hiện nay có thể hủy hoại mong muốn của Washington về việc thành lập một liên minh Arab dòng Sunni thống nhất nhằm kiềm tỏa Iran và chống chủ nghĩa khủng bố thánh chiến. Tuy nhiên phải thấy rằng Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) kể từ khi được thành lập năm 1981 với mục tiêu chống Iran chưa bao giờ là khối thống nhất. Về vấn đề Iran, Kuwait, Oman và Qatar giữ quan điểm ít cực đoan hơn so với Bahrain, Saudi Arabia và UAE. Bên cạnh sự chia rẽ này, nội bộ khối từ lâu cũng luôn nghi ngờ ý định của Riyadh về việc tạo lập đoàn kết vùng Vịnh. Nhiều người xem đây là “Con ngựa thành Troy” giúp Saudi Arabia giữ thế thống trị tại vùng Vịnh. Những rạn nứt đó lý giải tại sao GCC hầu như không đạt được bước tiến nào về phòng thủ tập thể. Ngược lại, họ thích theo đuổi các nghị trình địa chính trị và giáo phái như những gì được thể hiện qua mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và Qatar hiện nay, sau đó tìm cách thúc ép Mỹ ủng hộ mình trong các cuộc đối đầu khu vực qua việc sử dụng "quân bài" phương Tây lo sợ Iran và IS. Nếu đó là cách mà các đối thủ của Mỹ sử dụng thì có thể hiểu được nhưng các nước bạn bè của Mỹ mà vẫn làm vậy thì lại là chuyện khác.
Vùng Vịnh đang trong giai đoạn phải đối mặt với quá nhiều mâu thuẫn và xung đột. Đó là giữa Hồi giáo dòng Sunni với dòng Shi'ite, giữa các nước trong khu vực với Iran và thậm chí là cả giữa dòng Sunni với dòng Sunni. Rất khó để Mỹ có thể đảm nhận vai trò trung tâm trong việc làm giảm căng thẳng chứ chưa nói đến loại trừ các xung đột này.