Trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 23/8 thông báo quyết định về mức phân bổ chung mới dành cho Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trị giá 650 tỷ USD mà Hội đồng Thống đốc của tổ chức này đã thông qua đầu tháng Tám bắt đầu có hiệu lực.
Đây được cho là khoản phân bổ lớn nhất trong lịch sử IMF nhằm hỗ trợ các quốc gia hồi phục sau đại dịch.
Trong thông báo mới nhất,ởiđộngđợtphânbổQuyềnrútvốnđặcbiệtlớnnhấket qua hang 2 duc Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh mức phân bổ SDR mới sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản cho hệ thống kinh tế toàn cầu, bổ sung cho nguồn dự phòng ngoại hối của các nước.
Bà cũng cho rằng các quốc gia có thể sử dụng tiềm lực từ SDR để hỗ trợ cho nền kinh tế và thúc đẩy các biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo IMF, SDR sẽ được phân bổ cho các quốc gia theo tỷ lệ bảo hiểm phân ngạch hiện hành của mỗi nước.
Khoảng 275 tỷ USD của quỹ sẽ được phân bổ cho các nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển. Trong số này, khoảng 21 tỷ USD sẽ được phân bổ cho các quốc gia thu nhập thấp.
Trước đó, đề xuất phân bổ SDR mới đã bị trì hoãn trong hơn 1 năm, do Mỹ, quốc gia thành viên có quyền phủ quyết duy nhất, đã bác bỏ hồi năm ngoái dưới thời chính phủ tiền nhiệm.
Sau khi lên nắm quyền, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm và bày tỏ ủng hộ kế hoạch này.
Tại hội nghị mùa Xuân trực tuyến giữa IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng Tư vừa qua, đề xuất cũng đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng như giới chức các nước thành viên IMF khác.
SDR, quỹ dự trữ quốc tế, được IMF thành lập từ năm 1969 để bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên.
Đến nay IMF đã phân bổ 204,2 tỷ SDR (tương đương 293 tỷ USD) cho các nước thành viên, trong đó 182,6 tỷ SDR được phân bổ vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Rổ tiền tệ của SDR gồm đồng USD, đồng euro, đồng yen Nhật Bản, đồng bảng Anh và nhân dân tệ của Trung Quốc./.