【kết quả columbus crew】Chính sách kinh tế của Donald Trump có thể gây bất ổn kinh tế thế giới

chinh sach kinh te cua donald trump co the gay bat on kinh te the gioi

Ông D.Trump có thể gây ra tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới.

Bài viết cho rằng với việc thúc đẩy chính sách kinh tế "nước Mỹ trên hết",ínhsáchkinhtếcủaDonaldTrumpcóthểgâybấtổnkinhtếthếgiớkết quả columbus crew ông Trump có vẻ như cố tình không hiểu tình trạng vô cùng mong manh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay và cũng có vẻ phớt lờ việc nền kinh tế và tài chính Mỹ có mối liên kết chặt chẽ thế nào đối với phần còn lại của thế giới. Điều này làm dấy lên nguy cơ chính sách kinh tế của ông có thể gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới hậu quả không mong muốn đối với sự phục hồi kinh tế Mỹ.

Một trong những thách thức kinh tế toàn cầu khẩn cấp đối với Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đến nay vẫn là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy hình mẫu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc do đầu tư mang lại đang gần kết thúc và bong bóng tín dụng bắt đầu bùng nổ. Cũng có nhiều dấu hiệu rõ ràng về dòng vốn chảy ra nước ngoài từ Trung Quốc lại một lần nữa gia tăng và các cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc không có nhiều lựa chọn về chính sách tỷ giá hối đoái tốt trong tay để ngăn chặn tình trạng này.

Ông Trump đã gửi đi những tín hiệu rằng ông rất nghiêm túc về sự cần thiết phải đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và chỉ định những nhân vật có quan điểm chống Trung Quốc vào các vị trí kinh tế trọng yếu trong nội các. Ông coi Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ nhằm làm mất giá đồng tiền của chính họ và hoàn toàn không quan tâm đến vị thế kinh tế mong manh cũng như tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, mặc dù nền kinh tế Mỹ đang ở thời điểm mà hầu như tất cả mọi người đều có việc làm, ông Trump vẫn muốn thúc đẩy cắt giảm thuế nhiều hơn, tăng chi tiêu công về cơ sở vật chất và ngân sách quốc phòng. Những chính sách này gần như chắc chắn sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tăng tỷ lệ lãi suất một vài lần trong năm 2017 nhằm ngăn chặn lạm phát. Điều đó sẽ thu hút vốn từ các thị trường đang nổi nói chung và Trung Quốc nói riêng quay trở về Mỹ và sẽ đẩy đồng USD lên mức cao chưa từng có.

Điều đáng buồn là Trung Quốc vẫn chưa phải là nền kinh tế đang nổi duy nhất phải chịu tác động của lãi suất Mỹ cao và đồng USD mạnh hơn. Tỷ lệ lãi suất tăng và đồng USD mạnh có thể là thách thức đối với các nền kinh tế đang nổi khác như Brazil, Nga và Nam Phi, nhất là trong thời điểm giá cả hàng hóa quốc tế đang ở mức thấp như hiện nay. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - một tổ chức quốc tế của các ngân hàng Trung ương, có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính) vẫn duy trì cảnh báo rằng các nền kinh tế thị trường đang nổi hình thành mối nguy cơ chính đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu, bởi họ cho phép các thành phần kinh tế có thể tăng nợ bằng đồng USD lên tới hơn 3,5 nghìn tỷ trong 8 năm qua.

Trong khi đó, châu Âu tiếp tục ở trong tình trạng khó khăn. Sau nhiều năm thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu, nợ công tại các quốc gia Nam Âu vẫn tiếp tục tăng; hệ thống ngân hàng suy yếu, đặc biệt là tại Italia và Đức; hiệu suất kinh tế giữa các nước Nam Âu và Bắc Âu ngày càng khác biệt. Chủ nghĩa dân túy ngày càng trở nên phổ biến và sự ủng hộ cho các chương trình chung châu Âu ngày càng ít, nổi bật ở sự kiện Brexit và cuộc trưng cầu dân ý ở Italia.

Nếu may mắn, sẽ không có sự kiện gây bất ổn kinh tế nào ở trên xảy ra trong suốt nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, khi xem xét những khó khăn xảy ra tại những bộ phận cốt yếu của nền kinh tế thế giới và tiềm năng ảnh hưởng của chúng tới sự phục hồi kinh tế Mỹ thì thật là vô trách nhiệm nếu đặt ra chính sách kinh tế nội bộ mà phớt lờ hoàn toàn tất cả những điều có thể xảy ra đối với phần còn lại của thế giới.