Chỉ vài ngày sau khi Mỹ rút hết lực lượng chiến đấu khỏi Iraq,ốinhưtơvòtrận đấu fiorentina gặp inter milan bức tranh bất ổn an ninh tại quốc gia Trung Đông này lại tái hiện bằng các vụ đánh bom xảy ra như cơm bữa. Đẫm máu nhất là loạt vụ đánh bom tại các khu vực của người Hồi giáo dòng Shiite hôm 22-12 đã làm ít nhất 63 người thiệt mạng và 200 người bị thương.
Tiếp đó, ngày 26-12, một kẻ đánh bom liều chết cũng đã lao xe chứa đầy chất nổ vào cổng chính trụ sở Bộ Nội vụ ở thủ đô Baghdad, khiến 6 người thiệt mạng và gần 40 người bị thương. Đáng lưu ý, những vụ đánh bom này xảy ra trong bối cảnh mâu thuẫn giáo phái ở Iraq đang ngày càng căng thẳng do các nhóm chính trị đẩy mạnh tranh giành quyền lực, kinh tế và chính trị sau động thái Mỹ rút quân.
Mâu thuẫn phe phái bùng lên khi Chính phủ của Thủ tướng Nouri al-Maliki gạt bỏ một số nhà hoạt động chính trị người Sunni có uy tín. Bên cạnh đó, Thủ tướng Maliki cũng đang tìm cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhằm "hất cẳng" Phó Thủ tướng Saleh al-Multaq, lãnh đạo đảng của người Sunni trong Quốc hội. Trong khi đó, Hội đồng Thẩm phán Tối cao phát lệnh bắt Phó Tổng thống Tariq Al-Hashemi với lý do có liên quan đến các vụ đánh bom và âm mưu ám sát nhằm vào các quan chức người Shiite. Hiện ông
Đáp lại, Phó Tổng thống Hashemi công khai lên án cách thức kiểm soát "độc tài" của Thủ tướng Maliki. Ngoài ra, khối chính trị Iraqiya của nhóm nghị sĩ Hồi giáo dòng Sunni cũng đã tuyên bố tẩy chay Quốc hội, đồng thời rút toàn bộ các bộ trưởng của nhóm này khỏi nội các. Quyết định này cũng đã chính thức đặt dấu chấm hết cho chính phủ "đoàn kết dân tộc" được thành lập năm 2010 dưới sức ép của Mỹ.
Giới phân tích nhận định, cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Iraq là sản phẩm trực tiếp của cuộc chiến do Mỹ phát động gần 9 năm về trước. Trong suốt thời gian chiếm đóng Iraq, Mỹ đã thực hiện rất thành công chính sách "chia để trị", và vì vậy đã gây ra sự mâu thuẫn phe phái nghiêm trọng tại quốc gia Trung Đông này. Cụ thể, do thực hiện chính sách ưu đãi các phe phái người Shiite và người Cuốc hơn các thành phần người Sunni, Mỹ đã gieo rắc "sự hận thù và nghi kỵ" khiến căng thẳng giữa các bên bị đẩy lên đến đỉnh điểm vào năm 2006-2007.
Mặc dù sau đó, Mỹ đã cố gắng bình ổn bức tranh an ninh tại Iraq nhằm tạo thuận lợi cho việc rút quân trước ngày 31-12-2011, nhưng ẩn sau bức tranh có vẻ thanh bình đó lại là một Iraq chia rẽ và đổ nát. Theo thống kê, ít nhất đã có 1 triệu người Iraq thiệt mạng và hơn 4,7 triệu người trở thành người tị nạn hoặc vô gia cư, mà chủ yếu do bạo lực phe phái. Cơ sở hạ tầng xã hội cũng bị tàn phá nghiêm trọng, trong khi đa số dân chúng rơi vào tình cảnh thất nghiệp và nghèo đói.
Chính vì vậy, ngay sau khi Mỹ rút quân, các tổ chức Sunni đã công khai thúc đẩy tình trạng chia cắt đất nước để khôi phục phần nào quyền lực và uy tín đã mất. Hai tỉnh chủ yếu của người Sunni là Salahaddin và Diyala còn đề nghị chính phủ cho hưởng quy chế tự trị như tỉnh phía Bắc của người Cuốc, sau khi nhận được sự ủng hộ tích cực của Phó Tổng thống Hashemi. Đây cũng chính là lý do ông Hashemi đã bị phát lệnh bắt giữ.
Khi mâu thuẫn phe phái tăng, tất yếu sẽ kéo theo căng thẳng xã hội và các cuộc xung đột. Để bảo vệ thể chế của mình, Thủ tướng Maliki và cộng đồng người Shiite sẽ tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ với quốc gia láng giềng Iran. Trong khi đó, các tổ chức người Sunni sẽ tìm cách thúc đẩy quan hệ với phe đối lập ở Syria thông qua sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và nhiều nước Arab khác.
Giới phân tích dự báo, sự mâu thuẫn giữa các phe phái khác nhau ở Iraq sẽ gia tăng mạnh ở những khu vực giàu dầu lửa, vốn cũng là nhân tố chính thúc đẩy cuộc chiến Mỹ ở Iraq nói riêng và Trung Đông nói chung. Ví dụ rõ nhất là việc mới đây, chính quyền Khu vực người Cuốc (KRG) ở miền Bắc Iraq đã ký một số hợp đồng với các công ty nước ngoài, đã dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của chính quyền trung ương.
Vũ Hà