【ty so uruguay】Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề còn “khiêm tốn”
Ngày 13/6,ệpthamgiađàotạonghềcònkhiêmtốty so uruguay Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã tổ chức hội nghị quốc gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng sử dụng lao động.
Chưa đến 10% DNcó hợp tác với trường nghề
Đánh giá về thị trường lao động Việt Nam thời gian qua, bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng, nhìn chung thị trường lao động nước ta vẫn còn những bất cập như: cung lớn hơn cầu, chất lượng lao động còn hạn chế. Cùng với đó vấn đề đào tạo chưa gắn với yêu cầu sử dụng, kết nối DN và trường nghề còn hạn chế là những đáng lo ngại của thị trường lao động Việt Nam.
Bàn về vấn đề này, ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) dẫn kết quả khảo sát của cơ quan này cho thấy, tỷ lệ DN có hợp tác với trường nghề chiếm rất thấp với 9,11%, thấp nhất ở khu vực DN ngoài nhà nước, tỷ lệ DN có đào tạo nghề cho lao động cũng chỉ gần 40%. Như vậy, Điều 60 Bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động chưa được DN nghiêm túc thực hiện.
“Mặc dù các trường nghề đã đến tận nơi gõ cửa nhưng sự hợp tác bài bản và lâu dài vẫn còn ít giữa trường nghề và DN. Nội dung hợp tác của DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai cũng chưa được nhiều”, ông Tiến nói.
Theo kết quả khảo sát nhanh của VCCI tại 79 doanh nghiệp, chỉ có 12,3% doanh nghiệp có hợp tác thường xuyên với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), có tới 46,2% DN không có mối quan hệ hợp tác với bất kỳ cơ sở GDNN nào.
Trong khi đó, hình thức hợp tác phổ biến của các DN trong GDNN chỉ đơn thuần là tiếp nhận và hướng dẫn học viên thực tập tại DN, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo. Việc DN tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra, danh mục ngành nghề còn rất hạn chế. “DN chưa thấy được nhiều lợi ích khi tham gia đào tạo nghề, sự cam kết và đóng góp của DN vào đào tạo nghề là vấn đề rất khó khăn không chỉ tại Việt Nam mà ở các nước khác cũng vậy”, bà Lan Anh nói.
DN chủ động tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Sự hợp tác giữa trường nghề và DN còn hạn chế là một trong những nguyên nhân tạo nên sự mất cân đối cung cầu lao động. Báo cáo PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2014 của VCCI đã cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách về sự lệch pha giữa cung cầu về lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, đến năm 2017, điều tra của VCCI cũng chỉ ra rằng nhân sự kỹ sư giỏi vẫn rất khan hiếm, với 55% DN cho biết hơi khó và 10% DN đánh giá là khó để tuyển được lao động loại này.
Trước những thực tế trên, VCCI khuyến nghị cần thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của DN vào hoạt động GDNN. Đồng thời, cần xây dựng một cơ chế chặt chẽ cho sự hợp tác này dựa trên lợi ích thiết thực từ các bên. Hơn hết, chính các cơ sở GDNN cần chủ động hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.
Để nâng cao chất lượng nhân lực qua đào tạo, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên Đào Văn Tiến cũng cho rằng, cần thiết phải hình thành hệ thống cơ sở GDNN phân tầng, có trường đào tạo chất lượng cao để đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến. Cùng với đó là có những trường nghề phổ biến để đào tạo nhân lực có tính đại trà cho các DN trong cả nước, khuyến khích hình thành các trung tâm đào tạo nghề ngay tại chính DN.
Theo ông Tiến, giải pháp có tính đột phá là đưa DN trở thành một trong những chủ thể tham gia vào đào tạo nghề. Theo đó, DN chủ động tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp với vai trò vừa là nhà đầu tư vừa là khách hàng cho chính “sản phẩm” của mình./.
Mai Đan