88Point

DN XK cần quan tâm đến lợi ích của thương mại điện tử. Ảnh: Linh Sơn Chi phí thấp, dễ giao dịch...N nhận định áo

【nhận định áo】Tiềm năng xuất khẩu qua thương mại điện tử

tiem nang xuat khau qua thuong mai dien tu

DN XK cần quan tâm đến lợi ích của thương mại điện tử. Ảnh: Linh Sơn

Chi phí thấp,ềmnăngxuấtkhẩuquathươngmạiđiệntửnhận định áo dễ giao dịch...

Nhìn thấy tiềm năng từ kênh thương mại điện tử, Công ty TNHH Đức Phong, chuyên sản xuất và XK các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan đã mở thêm các giao dịch qua kênh thương mại điện tử. Thông qua sàn giao dịch Alibaba.com cùng nhiều kênh thương mại điện tử khác của Bộ Công Thương, mỗi năm Công ty Đức Phong đã tăng dần tỷ lệ đơn hàng XK qua thương mại điện tử đến các thị trường. Hiện có khoảng 15% lượng hàng XK của DN đều thông qua kênh này, với chi phí giao dịch khá thấp.

Ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty Đức Phong cho biết: “Giao dịch qua kênh thương mại điện tử vừa mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, vừa giúp DN tiết giảm được chi phí. Với mức phí bỏ ra chỉ bằng 1/5 so với giao dịch thông thường, nên DN có thể giảm giá sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Việc giao dịch qua kênh này cũng đòi hỏi yêu cầu về đàm phán, trình độ công nghệ thông tin cao nên sẽ giúp nâng cao năng lực cán bộ thực hiện giao dịch, đặc biệt là các kỹ năng đàm phán, giao tiếp, công nghệ thông tin… để tăng khả năng mua bán và tạo niềm tin với khách hàng. Tuy nhiên, do đây không phải là giao dịch trực tiếp, khách hàng không được nhìn và sờ trực tiếp sản phẩm nên thời gian đàm phán thường kéo dài, kết nối ban đầu thường mất rất nhiều thời gian để tạo niềm tin cho khách hàng”.

Còn theo Hợp tác xã Mây tre đan An Khê (Đà Nẵng), mặc dù đã tính đến việc mở rộng giao thương qua kênh thương mại điện tử để tăng thêm đơn hàng, song sau quá trình tìm hiểu và khảo sát, DN nhận thấy việc giao dịch trực tuyến còn tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt trong thanh toán. Đại diện của Hợp tác xã này cho biết, tính cạnh tranh của các giao dịch trên thương mại điện tử cũng khá cao, trong khi để làm thành viên “vàng”, sản phẩm được quảng bá và giới thiệu nổi bật, thu hút khách hàng, cần phải bỏ ra chi phí không nhỏ, do đó, nếu giao dịch không thành công, hoạt động này không những không mang lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến doanh thu XK chung của DN. Chưa kể, để tìm kiếm được khách hàng có nhu cầu thực sự, uy tín cũng không phải là đơn giản, phải có kinh nghiệm xây dựng hợp đồng và đàm phán chặt chẽ. Do đó, với những DN mới XK qua kênh thương mại điện tử, thường gặp nhiều khó khăn trong đàm phán hợp đồng và tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh toán.

...nhưng lắm rủi ro

Cùng với việc giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, ngày càng nhiều DN có xu hướng giao dịch qua mạng xã hội. Ông Huỳnh Kim Tước, phụ trách các thị trường các DN nhỏ và vừa đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương của facebook cho biết, với số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, tỷ lệ người dùng mạng xã hội và các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng nhiều, cứ 3 giây lại có một người dùng mới trên facebook và 81% sử dụng mạng xã hội để xác nhận quyết định mua hàng. Sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội cho DN mở rộng khả năng tiếp cận đơn hàng online, không chỉ là các nhà NK lớn mà còn là các khách lẻ. Ông Phong cho biết, với trang fanpage trên facebook của Công ty Đại Phong, các sản phẩm của DN có thêm một kênh quảng bá, giới thiệu và tiếp cận với hàng triệu khách hàng lẻ tiềm năng. Được biết, mặc dù mới bắt đầu giao dịch được hơn một năm, song mức doanh thu từ hoạt động bán hàng qua mạng xã hội của DN này cũng tăng dần, với tỷ lệ hiện nay khoảng 2 – 3%.

Ông Lê Đức Anh, Phó trưởng Phòng Phát triển dịch vụ trực tuyến, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thấy tính tiện ích và lợi ích của việc mua hàng online, khi vừa tiết kiệm được thời gian và giá cả. Do đó, đây sẽ là kênh bán hàng tiện ích cho DN để có thể dễ dàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng trên thế giới với chi phí thấp. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của DN là khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm đang còn hạn chế, với các thông tin giao dịch trên website hay fanpage còn sơ sài, đơn điệu, thiếu thông tin đầy đủ và hấp dẫn về sản phẩm, nên không tạo được sự hấp dẫn với khách hàng. Chưa kể, có nhiều DN làm ăn “chộp giật” khi đăng tải hình ảnh, sản phẩm “một đằng”, song lại bán hàng “một nẻo”, với chất lượng thấp hoặc không như quảng bá, giới thiệu, nên không tạo được uy tín với khách hàng cũng như ảnh hưởng đến việc mua bán qua thương mại điện tử nói chung.

Đại diện của Bộ Công Thương cũng cảnh báo, hiện có rất nhiều giao dịch ảo của DN nước ngoài, nên với những DN mới tham gia bán hàng qua kênh thương mại điện tử cần phải hết sức cảnh giác. Trong đó, chiêu thức chủ yếu là nhà NK giao dịch lô hàng đầu tiên thuận tiện, thanh toán đầy đủ để tạo uy tín, nhưng đến những lô hàng sau, khách hàng thoả thuận với số lượng lớn hàng, xin trả chậm và “bùng” thanh toán. Do đó, Bộ Công Thương khuyến cáo DN cần hết sức cảnh giác và thận trọng trong giao dịch trực tuyến, tìm hiểu thông tin đối tác qua các cơ quan chức năng, soạn thảo hợp đồng với các điều khoản thanh toán chặt chẽ để hạn chế rủi ro khi giao dịch.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap