Thời gian vừa qua,ỹbìnhổngiáxăngdầuNênbỏhaygiữlạbóng đá kết quả cúp c1 châu âu khi giá xăng, dầu thế giới nhiều biến động, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng, dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả, tạo bước đệm bình ổn giá và không để giá nhiên liệu trong nước tăng sốc. Tuy nhiên, điều chưa phù hợp hiện nay, đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý, sử dụng theo điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Điều này dẫn tới những lo ngại về sự thiếu minh bạch trong quản lý Quỹ.
Tại phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng, dầu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thực hiện, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề cập, nhiều cử tri có ý kiến đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng, dầu để đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường, không bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, công khai, minh bạch, dự đoán được sự biến động giá thế giới.
Do đó, cử tri đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ thực trạng hiệu quả và sự cần thiết của quỹ này. Cụ thể, cử tri đề xuất nhà nước chỉ nên can thiệp khi có những biến động lớn về giá, có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh bằng các công cụ chính sách để bình ổn thị trường như thuế và dự trữ quốc gia.
Nhiều ý kiến cho rằng, lượng dự trữ xăng, dầu của Việt Nam còn mỏng nên việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu là cần thiết.