【số liệu thống kê về bologna gặp sassuolo】Công nghiệp hỗ trợ khó thành công với chính sách hiện hành

cong nghiep ho tro kho thanh cong voi chinh sach hien hanh

Doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu nhập khẩu linh phụ kiện. Ảnh: Hữu Linh

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương vừa phối hợp với JICA tổ chức Hội thảo Liên kết doanh nghiệp trong việc thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ 6 ngành công nghiệp trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020,ôngnghiệphỗtrợkhóthànhcôngvớichínhsáchhiệnhàsố liệu thống kê về bologna gặp sassuolo tầm nhìn 2030.

Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh dùng những từ như “khá chung chung”, “đơn điệu”, “mang tính hình thức” khi nói về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô…

TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Một trong những nội dung rất quan trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành ưu tiên theo Chiến lược là chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực gắn với liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Song chính sách về nội dung này cũng chỉ dừng ở chính sách chung dành cho công nghiệp hỗ trợ, hơn nữa tính khuyến khích và tạo điều kiện còn hạn chế”.

Theo vị chuyên gia này, trong tổng số 258 tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam tại trên 18 nghìn dự án còn liệu lực thì chỉ khoảng 10 tỉ USD đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tập đoàn Samsung tại Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 30 tỉ USD năm 2015, trong đó giá trị gia tăng mà Samsung tạo ra khoảng 30% (10 tỉ USD) còn các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chỉ tạo ra khoảng 35 triệu USD.

“Rõ ràng việc tạo tính liên kết, kết nối giữa doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam với Canon, Samsung hay các tập đoàn FDI điện tử khác là rất cần thiết” – ông Vũ Đình Ánh bày tỏ quan điểm.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam chia sẻ: Theo tin từ Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trong số 60 nhà cung ứng linh kiện hiện tại cho Samsung, thì có 45 nhà cung cấp của Hàn Quốc, 5 của Việt Nam và 10 là từ các quốc gia khác.

Theo bà Hương, hầu hết các doanh nghiệp trong công nghiệp phụ trợ ngành điện tử là các doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung ứng sẵn có của các nhà sản xuất thiết bị cuối cùng. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam cung cấp được linh kiện và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

“Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn chưa phát triển được như mong muốn, hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất gốc. Chính vì vậy, giá trị gia tăng nội địa của công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn thấp khi so sánh với các nước khác trên thế giới” – bà Hương thừa nhận thực tế buồn.

Ông Vũ Tấn Công, Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng các chính sách hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp hỗ trợ cũng chỉ giống như “món ăn tinh thần”. Bởi vì rất khó để doanh nghiệp nhận được khoản vay/tín dụng từ các ngân hàng.

Trong khi đó, các loại vật liệu như luyện hợp kim nhôm, sản xuất vật liệu chất dẻo, cao su… là “thức ăn” của mọi công nghiệp chế tạo, hầu hết nguyên liệu cho ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô đều phải nhập khẩu.

Ông Vũ Đình Ánh cho rằng với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ hiện hành thì không thể phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt đối với 6 ngành ưu tiên, nhất là khó có thể tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản như mục tiêu. Chính vì vậy hệ thống chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành ưu tiên cần được điều chỉnh, thiết kế mới để khắc phục các nhược điểm và hạn chế.