【xep hang seria】Mục tiêu có quá sức với Châu Thành ?

Huyện Châu Thành đề mục tiêu đến năm 2025,ụctiucqusứcvớxep hang seria có 2.200ha đất trồng cây ăn trái của huyện đạt tiêu chuẩn GAP, gần như là mục tiêu lớn nhất trong các huyện, thị, thành phố đến thời điểm này, liệu chỉ tiêu này có quá sức ?

Mô hình trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Châu Thành. Ảnh: TRUNG QUÂN

“Vựa cung cấp trái cây” lớn nhất tỉnh Hậu Giang

Huyện Châu Thành là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp. Toàn huyện hiện có 10.800ha diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, hơn 10.640ha trồng cây ăn trái. Cây mít siêu sớm chiếm phần lớn diện tích, với 5.192ha, bên cạnh đó là một số loại cây khác như chanh không hạt, bưởi, xoài, cam sành, nhãn,... Hàng năm, nhà vườn huyện Châu Thành cung cấp cho thị trường hơn 150.000 tấn nông sản. Điều này đã giúp Châu Thành trở thành một trong những “vựa cung cấp trái cây” lớn nhất cả tỉnh.

Trong năm 2020, huyện đã xây dựng được 10 nhãn hiệu hàng hóa, phối hợp cấp 51 mã số vùng trồng trên các loại cây như mít, chôm chôm, nhãn Ido và da bò, xoài, dưa hấu, chuối. Huyện đã xây dựng logo, cấp mã truy xuất nguồn gốc đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ cho 10 sản phẩm. Hiện tại, Hợp tác xã Trái cây sinh học OCOP đã xuất khẩu trực tiếp chanh không hạt, bưởi Năm Roi và một số trái cây tươi khác sang các thị trường khó tính như EU, Canada.

Đến cuối năm 2020, huyện có 100ha diện tích cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP. Trong đó, xã Phú Tân có 15ha trồng chanh không hạt đạt chuẩn GlobalGAP và 20ha trồng bưởi đạt chuẩn VietGAP, xã Đông Phước có 54,5ha cây có múi đạt chuẩn VietGAP, thị trấn Ngã Sáu có 13ha chanh không hạt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP,... Huyện còn có 1,5ha trồng rau và dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao.

Hiện tại, hầu hết diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Châu Thành đều đang được trồng theo kiểu truyền thống. Theo ông Trần Bá Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Trái cây sinh học OCOP, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành: “Quá trình mở rộng diện tích đất trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn GlobalGAP của hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. Kinh phí xây dựng chuẩn còn hạn chế. Đặc biệt là người dân chưa quen với cách làm nông nghiệp mới, nên còn khá dè dặt, chưa chủ động trong việc xây dựng chuẩn GAP trên diện tích đất của mình”.

Trên địa bàn huyện hiện chưa có liên kết theo chuỗi giá trị. Đa số các sản phẩm nông sản được bán cho thương lái, vựa trái cây, không có hợp đồng bao tiêu. Một số loại trái cây như xoài, nhãn, mít chưa có kinh phí xây dựng logo, nhãn hiệu. Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp đang cần được quan tâm và đẩy mạnh.

Có đạt được mục tiêu đặt ra ?

Theo mục tiêu Nghị quyết của Huyện ủy Châu Thành, đến năm 2025, huyện sẽ có 2.200ha đất trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP. Điều đó có nghĩa là trong 4 năm nữa, huyện phải có thêm 2.100ha đất trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP, trong khi hiện tại chỉ có hơn 100ha đạt tiêu chuẩn. Để đạt được mục tiêu này, huyện đã vạch ra một lộ trình cụ thể và bắt tay vào quá trình thực hiện.

Ông Nguyễn Tấn Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện chia ra nhiều giai đoạn nhỏ theo từng năm. Mỗi năm, huyện đặt mục tiêu đạt được từ 300-500ha đạt tiêu chuẩn GAP. Đến cuối năm 2025, huyện có thể đạt và vượt mục tiêu đã đề ra. Trước mắt, trong năm 2021, huyện sẽ hỗ trợ một số diện tích cây ăn trái đủ điều kiện được chứng nhận GAP. Đồng thời, huyện sẽ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh để tập huấn, chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân. Huyện cũng sẽ tiến hành tạo chuỗi liên kết giá trị, tập trung cho ba loại cây ăn trái chủ lực là cây mít, chanh và xoài”.

Trên thực tế, huyện Châu Thành có nhiều tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, huyện cần được hỗ trợ nhiều hơn về khoa học, công nghệ để phát huy tối đa nguồn lực vốn có. Châu Thành còn đang thiếu những đề tài, dự án có quy mô, bài bản để nghiên cứu và áp dụng tại địa phương. Bên cạnh đó, việc đổi mới tư duy và nhận thức của người nông dân về việc thực hiện nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là điều rất cần thiết.

Như vậy, chỉ tiêu mấy ngàn héc-ta theo chuẩn GAP không hề dễ dàng với huyện Châu Thành. Do đó, huyện cần có sự tập trung, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các hợp tác xã và đặc biệt là thay đổi tư duy của người dân để hướng tới một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đúng chuẩn...

Huyện phải có thêm 2.100ha đất trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP đến năm 2025

Theo mục tiêu Nghị quyết của Huyện ủy Châu Thành, đến năm 2025, huyện sẽ có 2.200ha đất trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP. Điều đó có nghĩa là trong 4 năm nữa, huyện phải có thêm 2.100ha đất trồng cây ăn trái đạt tiêu chuẩn GAP, trong khi hiện tại chỉ có hơn 100ha đạt tiêu chuẩn.

 

ĐANG THƯ