【kết quả trận viking】Mỹ sẽ tăng cường quân sự tại Iraq

Mặc dù đã cam kết không tăng thêm quân hỗ trợ Iraq chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng,ỹsẽtăngcườngqunsựtạkết quả trận viking nhưng mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ sớm đề xuất Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho lực lượng an ninh tại Iraq, nhằm đẩy lùi IS.

Quan chức Mỹ huấn luyện lính Iraq tại căn cứ quân sự ở Taji, Iraq.

Mới đây, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford, cho biết việc tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq trong lúc này là cần thiết. Cơ quan này đã chuẩn bị một loạt đề xuất để thảo luận với Tổng thống Obama trong vài tuần tới, nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ cho các lực lượng an ninh Iraq. Theo đó, các đề xuất bao gồm những biện pháp mà Mỹ có thể giúp nâng cao năng lực của lực lượng an ninh Iraq nhằm tái chiếm thành phố Mosul - thành phố lớn thứ hai của Iraq nằm ở miền Bắc hiện do IS chiếm giữ.

Sở dĩ Mỹ muốn tăng cường quân sự tại quốc gia Trung Đông này bởi vì cuộc chiến chống IS ngày càng phức tạp không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Iraq và Syria mà đã, đang và sẽ mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Theo đó, các vụ khủng bố liên quan ở Pháp, Bỉ… sẽ không diễn ra nếu các quốc gia hợp tác hiệu quả tiêu diệt lực lượng khủng bố này ngay tại “thánh địa” của chúng và có những chính sách đồng bộ siết chặt an ninh tại nước mình. Đây là những yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống IS, đặc biệt là tại các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq là một vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Tổng thống Obama, bởi nhà lãnh đạo Mỹ từng cam kết sẽ không triển khai lực lượng bộ binh tại quốc gia Trung Đông này. Mặc dù vẫn chưa được thông báo một cách chi tiết về số lượng binh sĩ cần được triển khai thêm cùng các hỗ trợ vũ khí, đạn dược nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã tiết lộ về việc thiết lập một căn cứ pháo binh tại miền Bắc Iraq, với khoảng 200 lính thủy đánh bộ sẽ được triển khai. Tuy nhiên, thực tế số lượng binh sĩ Mỹ có mặt tại Iraq nhiều hơn gấp nhiều lần. Theo số liệu chính thức từ chính phủ Mỹ, hiện nước này đang triển khai 3.870 binh sĩ tại Iraq, tuy nhiên trên thực tế con số này được ước tính vào khoảng 5.000 người.

Nhằm gia tăng sức mạnh chống IS, theo kế hoạch, Tổng thống Obama sẽ có cuộc hội đàm với Tổng Thư ký tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg vào ngày 4-4 tới để thảo luận về cuộc chiến chống IS và cuộc khủng hoảng người di cư bắt nguồn từ Trung Đông hiện nay.

Trong một diễn biến liên quan, quân đội Iraq đã bắt đầu đẩy mạnh các chiến dịch quân sự nhằm vào các mục tiêu của IS với quyết tâm giành lại thành phố Mosul từ tay tổ chức này. Chính quyền Iraq dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 1 triệu người dân đi sơ tán từ tỉnh Nineveh, có thủ phủ là Mosul, trong thời gian diễn ra chiến dịch chống tổ chức IS. Trước đó, quân đội Iraq thông báo việc giải phóng thành công thành phố Cabisa, cách thành phố Ramadi khoảng 70km về phía Tây. Động thái này đã cho thấy quyết tâm của Iraq muốn sớm giải phóng đất nước khỏi tay IS.

Trong một động thái được xem là trả đũa với việc liên quân Mỹ và quân đội Iraq gia tăng tấn công lực lượng thánh chiến, mới đây, IS đã đánh bom liều chết tại sân vận động thuộc làng Al-Asriya khi đang diễn ra lễ trao cúp. Ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 65 người bị thương trong vụ đánh bom liều chết này.

Giới quan sát nhận định, việc “ăn miếng trả miếng” này vẫn chưa có hồi kết. Bởi lẽ dù có suy yếu nhưng IS vẫn tồn tại và hành động ngày càng phức tạp, dã man hơn. Và một khi “vương quốc Hồi giáo” của IS ngày càng thu hẹp, có nguy cơ dẫn tới diệt vong thì những phần tử khủng bố này sẽ trở lại chiến thuật cũ là tăng cường các cuộc tấn công liều chết nhằm vào dân thường. Hệ lụy của nó làm cho người dân ở quốc gia Trung Đông này vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

HN tổng hợp