【bảng xếp hạng vdqg phần lan】Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường: Khắc phục bất cập trong quản lý chất thải nguy hại
Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,ựthảoLuậtBảovệmôitrườngKhắcphụcbấtcậptrongquảnlýchấtthảinguyhạbảng xếp hạng vdqg phần lan Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, do việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn chưa được thực hiện hiệu quả dẫn đến việc quản lý CTNH phát sinh từ sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (BVMT).
Bên cạnh đó, việc vận chuyển chất thải nguy hại hiện nay phải thực hiện bằng phương tiện ghi trong giấy phép xử lý CTNH hoặc việc phát sinh CTNH phải thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH để cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, làm phát sinh thêm thủ tục cho cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Đại diện Bộ TN&MT cho biết, tại dự thảo Luật BVMT sửa đổi đã đưa ra các quy định mới để giải quyết những bất cập nêu trên như: Giao Bộ TN&MT ban hành danh mục CTNH, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường để giải quyết bất cập trong việc phân định CTNH (theo quy định hiện nay, chủ nguồn thải phát sinh chất thải phải lấy mẫu để phân định dẫn đến tốn kém không cần thiết).
Bên cạnh đó, quy định không khuyến khích đầu tư cơ sở xử lý CTNH có phạm vi phục vụ trên địa bàn một tỉnh (khoản 3 điều 87); UBND cấp tỉnh không hạn chế việc thu gom CTNH phát sinh trên địa bàn các tỉnh khác về xử lý tại cơ sở xử lý CTNH thuộc địa bàn quản lý của tỉnh (khoản 6 Điều 87). Đây là điều rất cần thiết để thúc đẩy xây dựng các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung, quy mô lớn.
Ngoài ra, quy định tại khoản 2 Điều 87 về việc Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý CTNH; khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý CTNH quy mô cấp vùng.
Dự thảo luật lần này cũng quy định yêu cầu CTNH phát sinh trong sinh hoạt phải được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện thu hồi, xử lý theo quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH hoặc CTNH. Quy định này sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do CTNH trong sinh hoạt gây ra, tuy nhiên cần phải có chính sách giám sát khả thi và phù hợp.
Đồng thời, dự thảo luật cũng đã bỏ quy định cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà thay bằng hình thức khai báo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. Việc này, giúp cải cách thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo yêu cầu về quản lý.
Đưa ra quy định mới về các đơn vị được phép vận chuyển CTNH đến cơ sở xử lý, ngoài tổ chức có giấy phép môi trường phù hợp với loại chất thải cần xử lý thì chủ nguồn thải CTNH có phương tiện, thiết bị phù hợp bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường cũng được phép vận chuyển CTNH. Điều này nhằm giảm thiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ việc vận chuyển CTNH. Tuy nhiền, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động này nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đổ trộm chất thải.../.
Tin, ảnh: V.T