【bxh pháp 2】Biến chuyển trong đàm phán hạt nhân Iran

bien chuyen trong dam phan hat nhan iran

Đàm phán hạt nhân Iran và P5+1 tại thành phố Almaty,ếnchuyểntrongđàmphánhạtnhâbxh pháp 2 Kazakhstan ngày 26-2 vừa qua (Ảnh: Press TV)

Đây là cuộc thảo luận thứ 2 giữa Iran và P5+1 trong năm nay, tiếp sau cuộc gặp diễn ra tại thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 26-2 vừa qua. Dù đàm phán diễn ra tại Istanbul là vòng họp kín, song giới phân tích cho rằng, bản thân các cuộc thảo luận đã cho thấy có những tiến triển nào đó trong giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Bà Beril Dedeoglu, Giám đốc khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc trường Đại học Galatasaray, của Thổ Nhĩ Kỳ nói: “Nếu hai bên nói rằng sẽ không đàm phán hơn nữa thì có nghĩa là họ sẽ hành động nhiều hơn là nói. “Hành động” mà tôi nói ở đây cũng có khả năng là sẽ có thêm căng thẳng xuất hiện. Các bên hiện có đủ điều kiện để ngồi vào bàn đàm phán. Với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn Iran bị cô lập trong cộng đồng quốc tế”.

Bà Dedeoglu cũng cho biết, trong vấn đề hạt nhân, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đứng về phía Iran để cân bằng quan điểm giữa phương Tây và phương Đông trong vấn đề này.

Theo giới phân tích, tại cuộc gặp ở Istanbul, các chuyên viên của P5+1 có đưa ra yêu cầu Iran tạm ngừng hoạt động làm giàu urani 20%, thay cho yêu cầu chấm dứt hoàn toàn như trước đây. Iran cũng phải ngừng hoạt động tại cơ sở hạt nhân Fordow, đổi lại là sự giảm nhẹ trừng phạt từ các cường quốc. Đây cũng là đề xuất được đưa ra tại vòng đàm phán ở Almaty tháng trước.

Phát biểu cuối tuần qua, Cao ủy phụ trách An ninh và Đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton đã kêu gọi các nhà đàm phán phương Tây “kiên định và sáng tạo” nhằm xây dựng sự tin tưởng với Iran, để tiến tới thảo luận sâu rộng hơn nữa về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi. Song phía Mỹ lại cảnh báo, với nước này chương trình hạt nhân của Iran đã chạm “giới hạn đỏ”. Mỹ sẽ không nhượng bộ với Iran và sẽ còn những trừng phạt hơn nữa nếu Iran không từ bỏ chương trình hạt nhân. Bất chấp mọi phủ nhận của Iran, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần trước vẫn khăng khăng rằng, Iran chỉ cần hơn 1 năm nữa để tiến tới vũ khí hạt nhân.

Đàm phán lần này diễn ra với cục diện thay đổi có lợi hơn với Iran, đặc biệt sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế thừa nhận chương trình hạt nhân của Iran chỉ vì mục đích hòa bình và việc Iran hợp tác với Pakistan xây dựng đường ống dẫn khí đốt, vốn làm mất tác dụng những cấm vận chặt chẽ của Mỹ nhằm vào xuất khẩu dầu của nước Cộng hòa Hồi giáo. Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Israel trong tuần này và vấn đề hạt nhân Iran chắc chắn sẽ nằm trong chương trình thảo luận./.

Theo VOV