TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcsẽquânsựhóatoàndiệnBiểnĐôbongdaso.com 66o những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay trên báo Giáo Dục, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn tờ Sydney Morning Herald (Australia) ngày 30/8 đưa tin, có quan chức cấp cao Australia dự đoán, năm 2017, Trung Quốc sẽ hoàn thành toàn diện (bất hợp pháp) xây dựng cảng biển, doanh trại, trận địa, hỏa pháo, sân bay và hệ thống radar ở các đảo nhân tạo trên Biển Đông, từ đó dùng sức mạnh quân sự kiểm soát toàn diện (bất hợp pháp) Biển Đông.
Những công trình này sẽ giúp cho Trung Quốc có năng lực ngăn chặn hoạt động của các nước có chủ trương chủ quyền khác ở Biển Đông (như Việt Nam, Philippines,...). Trên thực tế, Trung Quốc sẽ có nhiều thủ đoạn để ăn cướp biển đảo của các nước hơn theo yêu sách “đường lưỡi bò”.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng nhiều lần ngang ngược đòi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận ở Biển Đông, do đó, lố bịch cho rằng, các hoạt động của nước này trên các đá ngầm của Việt Nam là việc trong phạm vi "chủ quyền" (nhảy vào ăn cướp) của Trung Quốc.
Theo bài báo, ngoài phục vụ cho mưu đồ quân sự, Trung Quốc xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông còn phục vụ cho các loại "nhu cầu dân sự" để thực hiện cái mà Trung Quốc rêu rao một cách hết sức lố bịch: "trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế". Tức lấy đồ ăn cắp để làm việc “nghĩa”!
Trước tình hình này, từ tháng 5/2015, Mỹ tuyên bố sẽ điều máy bay, tàu chiến bay và chạy qua các công trình trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) trong phạm vi 12 hải lý. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ lớn từ phía Australia. Tuy nhiên, hãng tin Fairfax của Australia cho rằng, tuyên bố của Mỹ hoàn toàn không thực hiện, đến nay, các hành động của máy bay, tàu chiến Mỹ đều ở ngoài phạm vi 12 hải lý của đảo nhân tạo Trung Quốc.
Tờ Sydney Morning Herald bình luận, theo một nguồn tin cấp cao Australia, Mỹ và đồng minh trong đó có Australia đều không có những hành động thực tế để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cũng theo tờ báo này, ít nhất đến năm 2017, trước khi Lào - nước có thái độ hữu nghị với Trung Quốc rời khỏi chức Chủ tịch luân phiên ASEAN và chính phủ mới của Mỹ đi vào hoạt động, hành động bành trướng ở Biển Đông của Trung Quốc sẽ không bị trói buộc quá lớn.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông và Hoa Đông hiện nay, quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông nhằm thể hiện sự phản đối với việc Nhật Bản vừa biên chế tàu sân bay lớp Izumo thứ 2, báo An Ninh Thủ Đô dẫn nguồn tin từ trang mạng China News Service do chính phủ Bắc Kinh quản lí cho biết.
Theo đó, vụ phóng thử tên lửa là một phần của cuộc tập trận huy động hơn 100 tàu chiến của Trung Quốc, bao gồm cả các tàu khu trục lớp Sovremennyy, từ hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải. Ngoài việc phản ứng với Nhật Bản, đây còn là cơ hội để không quân và hải quân Trung Quốc thực hiện các bài tập phối hợp tác chiến giữa máy bay và tàu ngầm trong điều kiện gần giống với thực chiến.
Theo trang China News Service, Bắc Kinh quyết định tổ chức cuộc tập trận ngoài biển Hoa Đông do muốn bày tỏ sự phản đối với việc Nhật Bản vừa đưa thêm một tàu sân bay trực thăng Izumo vào phục vụ.
Được phát triển bởi Nga nhằm mục tiêu đánh đắm các tàu sân bay, tên lửa siêu âm Sunburn có tầm tấn công 120km và có thể bay gần với mặt nước nhưng chi phí sản xuất lại thấp. Tàu khu trục lớp Sovremennyy thứ 2 của Trung Quốc có tên Fuzhou chịu trách nhiệm phóng thử loại tên lửa này. Ngoài ra, 100 tên lửa, pháo, bom các loại cũng đã được sử dụng cho cuộc tập trận này.
Minh Thùy(T/h)
Trung Quốc tuyên bố tìm thấy ‘robot gián điệp’ dưới Biển Đông