【kèo lyon】Đưa bội chi ngân sách về 3,9% GDP vào cuối năm 2020

Cơ cấu chi dịch chuyển theo hướng tăng chi đầu tư phát triển từ mức 20% lên 25 – 26% chi ngân sách.

Cơ cấu chi dịch chuyển theo hướng tăng chi đầu tư phát triển từ mức 20% lên 25 – 26% chi ngân sách.

Đây là những nội dung đáng chú ý trong kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng,ĐưabộichingânsáchvềGDPvàocuốinăkèo lyon thừa uỷ quyền Chính phủ, trình bày trước Quốc hội chiều 20/10.

Bố trí định hướng tăng lương, trợ cấp khoảng 7 – 8% mỗi năm

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng XII, mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn tới khoảng 6,75%, quy mô GDP theo giá thực tế khoảng 28.620.000 tỷ đồng. Trên cơ sở mục tiêu này, tổng thu ngân sách cả giai đoạn ước khoảng 6.864.000 tỷ đồng, bằng 1,65 lần giai đoạn 2011 – 2015. Bội chi bình quân là 3,9% GDP. Nợ công giai đoạn 2017 – 2020 ước sát ngưỡng 65% GDP, trong đó năm 2017 khoảng 64,8% GDP và giảm dần còn khoảng 63,1% vào năm 2020.

Về chi, tổng chi cả giai đoạn khoảng 8.025.000 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến bố trí chi đầu tư phát triển khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 25 – 26% chi ngân sách nhà nước, bao gồm tất cả các nguồn. Việc bố trí nguồn chi đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ là định hướng trong kế hoạch tài chính 5 năm. Mức chi thực tế phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế, khả năng thu ngân sách, tiến độ bán vốn doanh nghiệp nhà nước. Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định mức chi. Chi thường xuyên, gồm chi cải cách tiền lương là 5.156.000 tỷ đồng, trong đó bố trí nguồn để tăng lương, nâng mức lương cơ sở, trợ cấp cho người có công khoảng 7 – 8% mỗi năm.

Kế hoạch tài chính 5 năm cũng nêu ra các mục tiêu như bội chi NSNN đến năm 2020 dưới 4%. Huy động NSNN so với GDP vượt mục tiêu đề ra. Đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại NSNN, trong đó tổng số thu từ thuế, phí cao hơn chi thường xuyên, bội chi NSNN chỉ dùng cho đầu tư phát triển. Cơ cấu thu nội địa tăng từ 67,8% tổng thu NSNN giai đoạn trước lên 87 - 88% vào cuối giai đoạn. Cơ cấu chi dịch chuyển theo hướng tăng chi đầu tư phát triển từ mức 20% lên 25 – 26% chi ngân sách. Bố trí nguồn đề điều chỉnh tăng lương, trợ cấp khoảng 7 – 8%/năm. Tuy nhiên cũng như chi đầu tư phát triển, nguồn và mức chi điều chỉnh tiền lương chỉ là định hướng. Hằng năm, căn cứ vào nguồn thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, kết quả tinh giản biên chế..., Chính phủ sẽ trình Quốc hội mức chi thực tế trong dự toán ngân sách hàng năm, để hạn chế ảnh hưởng đến nợ công.

Chậm thực hiện tái cơ cấu, ngân sách sẽ chịu ảnh hưởng

Trong báo cáo được trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nêu rõ những rủi ro về tài chính ngân sách có thể gặp phải trong giai đoạn tới. Đó là việc nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, nên mức tăng trưởng có thể không đạt dự kiến. Khi đó, không chỉ ảnh hưởng đến mức thu ngân sách, mà còn đẩy tỷ lệ bội chi, nợ công so với GDP tăng lên so với dự kiến. Bên cạnh đó là những rủi ro khi quá trình tái cơ cấu không đạt tiến độ, mục tiêu cũng ảnh hưởng đến thu NSNN và còn có thể phát sinh các khoản chi chưa lường trước.

Đối với kế hoạch ngân sách, do tình hình kinh tế thế giới chưa phục hồi, giá dầu thô giảm, nguồn thu sắp tới sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thu nội địa. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách, Chính phủ đã có nhiều giải pháp và được báo cáo đầy đủ tới các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng lưu ý, tốc độ tăng thu nội địa theo kế hoạch là 20%/năm, là mức rất cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự đoán cũng như tốc độ tăng thu giai đoạn vừa qua. Do đó, dự toán hàng năm phải phân bổ khoa học, đảm bảo các chỉ tiêu, siết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính… Trường hợp GDP không đạt, tỷ lệ bội chi, nợ công tăng, các khoản bảo lãnh Chính phủ không được siết chặt, hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế, tỷ lệ nợ công có thể vượt trần. Nợ công cũng có thể tăng nhanh nếu các khoản vay về cho vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh không hiệu quả, dẫn tới Nhà nước phải trả nợ thay. Ngoài ra, do phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ, nhu cầu vay của ngân sách chưa gồm vay về cho vay lại, ở mức rất cao. Nếu không có sự đồng bộ của các chính sách tiền tệ thì khó thực hiện nhiệm vụ này.

Để thực hiện thành công kế hoạch này, Chính phủ đã nêu ra 10 nhóm giải pháp lớn. Trong đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh một số giải pháp như tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu thực chất.... Đồng thời đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công, tạo điều kiện cơ cấu lại chi NSNN. Để thực hiện những điều này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành. Theo Bộ trưởng, “nếu thực hiện chậm lộ trình, sẽ không cơ cấu được chi ngân sách nhà nước, khó cân đối nguồn để cải cách tiền lương”.

Cùng với đó, để chủ động phòng ngừa trong trường hợp rủi ro, biến động kinh tế, Chính phủ sẽ dành 10% mức chi định hướng đầu tư phát triển chưa phân bổ để dự phòng các rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách. Chính phủ cũng nêu nguyên tắc hạn chế tối đa ban hành chính sách, dự án khi chưa có nguồn. “Trường hợp thu khá hơn, sẽ trình tăng chi đầu tư, dành cải cách tiền lương ở mức cao hơn. Trường hợp thu không đủ, hoặc phải cắt giảm bội chi để đảm bảo tỷ lệ cho phép, sẽ phải cắt giảm chi thường xuyên và chi đầu tư ở mức tương ứng”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

H.Y