【lịch australia league a】Quán quân tăng trưởng kinh tế nói về giải pháp tăng trưởng năm 2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương (đứng giữa). Ảnh: Dương Giang |
Thưa ông,ánquântăngtrưởngkinhtếnóivềgiảipháptăngtrưởngnălịch australia league a nhiều chuyên gia kinh tếđang nhìn nhận, Bắc Giang đang có sự phát triển thần kỳ, khi trở thành quán quân tăng trưởng năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GRDP 13,45%. Ông nghĩ thế nào về sự thần kỳ này?
Điều đầu tiên tôi muốn làm rõ, tăng trưởng cao của Bắc Giang năm 2023 không phải là kết quả của một năm, mà là sự kế thừa nền tảng phát triển trong nhiều năm qua. Đó là một nền tảng vững chắc.
Lý do thứ hai, cũng là nguyên nhân trực tiếp là quyết tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trong năm 2023. Ngay từ đầu năm, nhận diện tình hình khó khăn, song Tỉnh ủy, rồi HĐND, UBND tỉnh vẫn xác định quyết tâm đạt được mức tăng trưởng cao. Đầu tiên là quyết tâm rất cao, từ đó đặt ra mục tiêu phấn đấu, các yêu cầu rất cao đối với các sở, ban, ngành, địa phương.
Nhìn lại, trong bối cảnh nhiều thách thức của năm 2023, những chỉ đạo rất quyết liệt, yêu cầu rất cao gây áp lực cho đội ngũ cán bộ cấp dưới trong thực thi, nhưng chính đó là động lực để phấn đấu.
Thứ ba, chúng tôi xác định rất rõ đâu là tiềm năng có thể khai thác được cho tăng trưởng, nhận diện cái gì là hạn chế, cần phải khắc phục để đạt được mục tiêu. Nhiều nội dung này được ghi rõ trong nghị quyết của Tỉnh ủy, trong nghị quyết HĐND tỉnh, trong các kế hoạch của UBND tỉnh.
Cụ thể, thưa ông, đâu là tiềm năng tăng trưởng của Bắc Giang và đâu là điểm yếu?
Chúng tôi xác định muốn tăng trưởng tốt, đảm bảo được công ăn việc làm cho người dân ổn định thì phải thu hút được đầu tư, phải đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp.
Tỉnh rất quyết liệt trong cái việc mà chỉ đạo giải phóng mặt bằng, mở mang thêm các diện tích để phát triển các khu công nghiệp.
Cùng với đó, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh để thu hút đầu tư, thu hút doanh nghiệp. Chúng tôi xác định đồng hành với các nhà đầu tư, giúp họ rút ngắn thời gian triển khai dự án. Nếu thông thường, thời gian từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi cho ra được sản phẩm có thể cần năm rưỡi, hai năm, nhưng nếu có sự đồng hành, quan tâm của chính quyền, thời gian này chỉ còn lại khoảng 1 năm, thậm chí là mấy tháng.
Chúng tôi xác định đây là các đầu tầu tạo nên tăng trưởng của tỉnh, nên tăng trưởng nhanh hay chậm cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào đầu tầu.
Cùng với đó, cũng phải nhìn rõ cái gì là khâu yếu kéo lùi tăng trưởng để tập trung xử lý. Đó chính là các thủ tục hành chính. Nói một cách dễ hiểu là nếu thủ tục thuận lợi, hơn 3 tỷ USD vốn FDI thu hút trong năm 2023 giải ngân thuận lợi, giải ngân nhanh trong năm 2024 thì sẽ đóng góp rất lớn vào tăng trưởng của năm 2024.
Dường như cải cách hành chính luôn được nhắc đến mối khi chúng ta bàn về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thưa ông? Có giải pháp gì đặc biệt cho năm 2024 này so với những năm trước?
Nguyên tắc là làm thế nào để gỡ được những vướng mắc, nút thắt trong thủ tục hành chính. Giải pháp vẫn là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quan trọng hơn nữa là chuyển đổi ý thức của cả bộ máy, đặc biệt là ý thức của từng cán bộ. Vì không ai làm thay họ được.
Dù nghị quyết có tốt thế nào mà đội ngũ cán bộ thực thi không tự giác, không có trách nhiệm hoặc thậm chí là có tự giác, có trách nhiệm nhưng không “thuộc bài”, tính chuyên nghiệp chưa cao, xử lý công việc loay hoay thì nghị quyết tốt, quy định tốt không thể vào cuộc sống được, chứ chưa nói đến tâm lý sợ trách nhiệm. Tất cả những điều này là nguyên nhân của những điểm nghẽn. Giải quyết được điểm nghẽn thì sẽ hỗ trợ cho phát triển.
Cái điểm khó khăn cần phải giải nữa là hạ tầng. Hạ tầng tốt, chi phí của doanh nghiệp sẽ giảm đi, tạo cơ hội để các vùng miền sẽ cùng có cơ hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng.
Đặc biệt, tôi cũng muốn nhắc đến yêu cầu năng động, nhanh nhạy trong xử lý tình huống. Ví như năm vừa rồi, tình trạng thiếu điện diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng rất nhiều đến tăng trưởng của các địa phương. Bắc Giang cũng bị thiếu điện như các địa phương, nhưng chúng tôi đã kịp thời, quyết liệt chọn giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực. Khi đó, chúng tôi đã ngay lập tức làm việc với các doanh nghiệp và cơ quan điện lực, thống nhất phương án ban ngày dành điện cho sản xuất, ban đêm dồn điện cho sinh hoạt. Phương án được công bố, các doanh nghiệp tận dụng thời gian ban ngày để sản xuất; người dân, công nhân có điện vào ban đêm để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Không có tỉnh nào điều hành điện như Bắc Giang, nhưng chính quyết định này đã khiến doanh nghiệp ở Bắc Giang đánh giá rất cao và thực tế đã mang lại hiệu quả rất tốt. Đó chỉ là một ví dụ để thấy sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chỉ đạo, xử lý vấn đề của các cấp chính quyền để cải thiện môi trường kinh doanh...
Có thể nói là khi thực sự hiểu doanh nghiệp cần gì thì việc lựa chọn các giải pháp xử lý các khó khăn phát sinh trong thực tiễn sẽ thuận lợi hơn. Ông nhận định thế nào về tăng trưởng năm 2024 của Bắc Giang? Đâu là khó khăn và đâu là tiềm năng?
Thiếu điện vẫn đang là vấn đề chúng tôi lo ngại.
Còn về thuận lợi, năm nay, Bắc Giang có sự cải thiện lớn trong hệ thống giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp. Tôi tin đây là điểm cộng rất quan trọng của môi trường đầu tư của Bắc Giang, tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp, nhất là các hoạt động logistics... Động lực tăng trưởng của Bắc Giang sẽ đến từ thuận lợi của hạ tầng giao thông, trong liên kết kinh tế trong vùng, giữa các địa phương...
Đặc biệt, tỉnh sẽ cải tạo tuyến đường ĐT 291 kết nối quốc lộ 279 nối liền huyện Sơn Động với Thành phố Hà Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là dự án giao thông liên vùng, kết nối khu vực phía đông tỉnh Bắc Giang với thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, với mục tiêu kéo Bắc Giang về gần với biển, đẩy mạnh phát triển du lịch gắn liền với hoạt động văn hoá tâm linh Tây Yên Tử...