【lịch bóng đá pháp ligue 1】Tham gia “sân chơi” EVFTA, doanh nghiệp Việt lo bị thâu tóm
Doanh nghiệp thuỷ sản chờ cơ hội xuất khẩu từ EVFTA | |
Chuẩn bị tích cực để khai thác tốt lợi ích từ EVFTA | |
7 thách thức lớn từ EVFTA với doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
Đề xuất Giảm thuế thu nhập: Liều thuốc trợ lực cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ |
Lĩnh vực bán lẻ được dự báo chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: H.Dịu. |
Thách thức thứ nhất được Bộ Công Thương đề cập tới là doanh nghiệp nội phải cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài cùng với nguồn hàng hóa nhập khẩu vào trong nước.
Các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vốn đã gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nguồn khác với giá cả phải chăng và chất lượng/mẫu mã tốt hơn. Hiện nay khi thực hiện EVFTA, thị trường trong nước bắt buộc phải tiếp tục mở cửa thêm cho hàng nhập khẩu từ các nước EU. Điều này sẽ càng tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp trong nước.
“Nhóm hàng hóa Việt Nam tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải với mức tăng là hơn 200 triệu USD, chiếm 12% tổng giá trị gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên trong EVFTA”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Thách thức thứ hai là khi thực hiện các cam kết trong EVFTA về mở cửa thương mại, dịch vụ. So với các hiệp định FTA trước, Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên EVFTA, điều đó cũng đồng nghĩa việc cam kết mạnh hơn về các cơ chế giải quyết tranh chấp.
Bộ Công Thương nhận định, điều này càng gây ra áp lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần phân phối trong nước vốn có năng lực cạnh tranh tương đối hạn chế.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương nêu rõ, thách thức điển hình tiếp theo mà các doanh nghiệp phải đối mặt là làn sóng thâu tóm, mua bán và sáp nhập (M&A).
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có vốn nhỏ, trình độ quản lý chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh. Những điều kiện trên càng đẩy mạnh xu thể tìm kiếm những kênh huy động vốn hiệu quả nhằm mục tiêu ổn định và mở rộng sản xuất, kinh doanh và sáp nhập hợp nhất, mua lại doanh nghiệp chính là một hình thức huy động vốn đáp ứng được nhu cầu này.
Xu hướng này lại càng có cơ sở khẳng định khi nhiều tập đoàn nước ngoài đã công khai kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam bằng M&A thay cho đầu tư trực tiếp (FDI), chọn M&A như một chiến lược thâm nhập thị trường nội địa nhanh nhằm tận dụng hệ thống phân phối, cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh và nguồn nhân lực sẵn có của các doanh nghiệp trong nước.
Trong khi đó, nhiều tập đoàn trong nước lại đang có chiến lược thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ, nhiều công ty lại công khai kế hoạch bán công ty con...
Thách thức cuối cùng được Bộ Công Thương nhắc tới là doanh nghiệp phải liên tục thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kinh tế số.
Hiện nay, hạ tầng thông tin và năng lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế so với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài nên đây cũng là lực cản rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Liên quan tới vấn đề hóa giải thách thức đặt ra cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị, Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách các thủ tục hành chính; tăng nguồn lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất cho vay ưu đãi để triển khai các dự án EVFTA.
Bộ Công Thương cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng trọng tâm vào việc tạo lập các “hàng rào kỹ thuật”, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa...
Bộ này cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xây dựng kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung và sáp nhập, hợp nhất, mua lại nói riêng.
Doanh nghiệp nên nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ thông tin theo yêu cầu của luật pháp, có sự tham vấn với cơ nên chức năng trước khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay mua lại đặc biệt là về thủ tục thông báo, xin hưởng miễn trừ, xác định thị phần của doanh nghiệp tham gia…