Vườn hoa của anh Phùng được nhiều người mê hoa hồng biết đến. Tính riêng hoa hồng ngoại và các loại hồng khác ở trong nước cũng đã lên đến gần 50 loại khác nhau. Khách mê hoa hồng đều trầm trồ bởi vẻ đẹp của vườn hồng. Để có được thành quả này,nh ckèo nhà cái anh anh Phùng đã không ngừng cố gắng trong 6 năm qua.
Có sở thích đặc biệt với hoa hồng, khi còn nhỏ, anh Phùng đã tìm hiểu cách chăm sóc, trồng hoa để thỏa mãn đam mê. Ngày ấy, dù diện tích sân vườn chật hẹp nhưng ngôi nhà của gia đình anh lúc nào cũng tràn ngập hương sắc các loại hoa hồng, hoa cúc. Anh Phùng cho biết, ngày trước, khi còn ở tỉnh An Giang, anh làm công việc tự do nên hay đi đây đi đó và trong một lần đi tham quan vựa hoa nổi tiếng ở Hà Nội, nhận thấy nghề trồng hoa có nhiều tiềm năng nên anh đã quyết định theo đuổi đam mê của mình bằng việc gầy dựng một vườn hồng.
Anh Võ Đình Phùng với vườn trồng cây hoa hồng của gia đình
Năm 2016, rời An Giang lên Bình Phước lập nghiệp, anh đã bắt tay vào thực hiện dự án trồng hoa hồng. Anh ra tận ngoài Bắc, tìm đến các làng hoa ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định rồi về làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) để tìm mua giống cây, học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hồng.
Anh Phùng bày tỏ: “Người làm nghề trồng hoa, trước hết phải yêu hoa và chịu khó. Theo đuổi nghề này, những ngày đầu, tôi gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất là thời tiết khắc nghiệt ở miền Nam thì không giống miền Bắc, mà chủ yếu các giống hoa của tôi đều từ ngoài Bắc. Sau đó bắt tay vào làm mới thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Để có được bài học hoàn chỉnh về cách chăm sóc hoa hồng từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch, tôi không ngừng học hỏi từ bạn bè, những người yêu hoa sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tôi còn tham gia các hội, nhóm trên mạng và có khi học hỏi từ chính khách hàng của mình”.
Theo kinh nghiệm của anh Phùng, muốn cây hoa hồng phát triển tốt cần làm đất theo tỷ lệ: đất trồng hoa 30%, đất ải 20%, xơ dừa 20%, phân ủ mục 20% và 10% cát vàng. Người trồng hoa hồng cần nắm vững đặc tính của các giống cây để phòng bệnh như vào mùa đông xuân có độ ẩm cao, cây hoa hồng thường bị bệnh phấn trắng và nhện đỏ; đầu hè phải phòng bệnh bọ trĩ; tháng 7, 8 mưa ẩm phòng bệnh đốm đen. Về phân bón, công thức của anh Phùng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả gồm: đậu tương ngâm ủ với chế phẩm sinh học E.M trong 2 tháng, sau đó hòa loãng dùng kết hợp với phân NPK tỷ lệ 16:16:8 tưới các chậu hoa hồng. Đối với đất và phân hữu cơ, anh cũng tìm nguồn có uy tín mới nhập về.
Về kỹ thuật chiết ghép cây, với 6 năm trong nghề, anh Phùng cho biết, người làm vườn không được để bầu chiết quá ướt hoặc quá khô. Nguyên liệu làm bầu chiết chủ yếu là rơm mục và đất ải. Khi chiết phải chọn các nhánh hồng khỏe mạnh, tốt nhất là các nhánh vừa tàn bông, thân gỗ trên cây đã hình thành. Chiết xong cây phải đưa vào nhà lưới chăm sóc để cây có độ phục hồi và sau 2 tháng có thể chuyển cây ra ngoài chậu to hơn.
Hiện vườn hồng của anh Võ Đình Phùng có tổng diện tích 5.000m2, với hơn 7.000 cây. Trong đó chủ yếu là các loại hồng cổ ta như: hồng cổ Hà Nội, cổ Sa Pa, leo Hải Phòng, hồng đào cổ, hồng phấn nữ hoàng và hồng nhung; một số hồng ngoại, hồng lai như: Juliet, Julio… Mỗi năm, anh cung cấp ra thị trường từ 2.000-3.000 cây giống và hàng ngàn cây hoa thương phẩm, cho thu lời hơn 300 triệu đồng. Gia đình anh Phùng không chỉ cung cấp hoa cho khách hàng trong tỉnh mà còn bán cho các khách hàng đến từ các tỉnh như: Tây Ninh, Bình Dương…
Nói về hướng làm kinh tế từ hoa hồng, anh Phùng cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư mở rộng vườn để chuyên tâm sản xuất các giống hồng cho sản lượng hoa cao hơn, chất lượng tốt hơn để cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao”.