La liga

【ty le da bong】Triển vọng đổi đời cho người dân lâm phần

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song việc hình thành mô hình sản xuất rừng thâm canh đã từng bước hiện t ty le da bong

Báo Cà MauTuy vẫn còn nhiều khó khăn, song việc hình thành mô hình sản xuất rừng thâm canh đã từng bước hiện thực hoá ước mơ đổi đời của người dân trên vùng đất U Minh bằng chính loại cây tràm, cây keo lai. Cà Mau đã triển khai nhiều chương trình, dự án để vực dậy kinh tế rừng trong thời gian gần nhất.

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song việc hình thành mô hình sản xuất rừng thâm canh đã từng bước hiện thực hoá ước mơ đổi đời của người dân trên vùng đất U Minh bằng chính loại cây tràm, cây keo lai. Cà Mau đã triển khai nhiều chương trình, dự án để vực dậy kinh tế rừng trong thời gian gần nhất.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức, sản lượng và giá trị lợi nhuận mang về từ rừng đều tăng qua từng năm. Năm 2014, có những hộ nhận khoán đất rừng khi khai thác cho thu nhập đến 200-300 triệu đồng, người dân vô cùng phấn khởi.

Lợi ích kép

Bước chuyển biến tích cực ấy trong lâm phần U Minh Hạ hiện nay bắt đầu kể từ năm 2009 khi Bộ NN&PTNT chấp thuận cho trồng cây keo lai trong đất rừng. Ngoài ra, việc trồng tràm thâm canh và chính sách ăn chia lợi nhuận đến 90%, thậm chí 100% đã tạo sự chuyển biến rõ nét cho thu nhập của người dân dưới tán rừng.

Với hình thức trồng thâm canh cây tràm đã mang về cho người dân thu nhập khá cao.

Là đơn vị quản lý trên 50% diện tích rừng U Minh Hạ (trên 25.000 ha), Giám đốc Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu cho biết, trồng rừng thâm canh (cây keo lai và cả cây tràm) sẽ mang lại lợi ích kép. Trồng theo hình thức thâm canh không chỉ cho năng suất, lợi nhuận cao, chu kỳ khai thác ngắn mà khi kê liếp thực bì ít nên công tác PCCCR mùa khô cũng thuận lợi hơn.

Hơn 20 năm sinh sống trên đất rừng thuộc ấp 14, xã Nguyễn Phích, nhưng chỉ có lần khai thác rừng vừa rồi gia đình ông Ðoàn Văn Lực mới thật sự phấn khởi. Với gần 5 ha tràm thâm canh, sau khi trừ hết chi phí và nghĩa vụ với Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, gia đình ông Lực thu lợi trên 300 triệu đồng. Ông Lực phấn khởi, trồng rừng thâm canh mang về lợi nhuận gấp đôi, gấp ba so với trồng theo kiểu truyền thống. Ngoài ra, chu kỳ ngắn có thể trồng được nhiều đợt. Nếu biết mô hình này sớm hơn có lẽ giờ đã trở thành triệu phú lâu rồi.

Theo tính toán của bà con trong lâm phần, bình quân mỗi héc-ta tràm trồng thâm canh, người dân sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí và nghĩa vụ sẽ thu về 50 triệu đồng. Chính hiệu quả mang về cao nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, lên liếp trồng rừng theo hình thức thâm canh. Ðến nay, toàn lâm phần có khoảng 9.000 ha, bao gồm cả tràm và keo lai trồng theo hình thức thâm canh.

Trồng rừng thâm canh đang mở ra triển vọng mới cho vùng đất U Minh. Tuy nhiên, với con số khoảng 9.000 ha hiện nay là còn khá thấp so với phần diện tích trên 32.000 ha rừng sản xuất. Theo ông Thức, sở đang tập trung chỉ đạo phát triển diện tích trồng rừng thâm canh, tuy nhiên, do vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn nên nhiều hộ dân dù muốn vẫn khó thực hiện.

Để kinh tế rừng phát triển nhanh và mạnh

Nhằm nhanh chóng khắc phục khó khăn về nguồn vốn, giúp người dân tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng để phát triển sản xuất, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN&PTNT ngày 16/3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cho biết, UBND tỉnh đã có buổi hiệp thương và gởi phương án phát triển rừng sản xuất của tỉnh lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm xin cơ chế cho vay đặc thù đối với người dân trong lâm phần. Nếu được sự chấp thuận thì kinh tế rừng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế rừng trên lâm phần U Minh Hạ, ngoài đề án sắp xếp lại cư dân dưới tán rừng tràm, sắp xếp lại 2 công ty lâm nghiệp hiện nay, ông Thức còn cho biết thêm, khu vực U Minh Hạ sẽ tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu gỗ tập trung, thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng gắn với chế biến lâm sản. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chế biến gỗ theo chuỗi giá trị sản phẩm. Ðiều đáng mừng là hiện nay trên địa bàn có đến 2 nhà máy chế biến gỗ với công suất trên 300.000 mét khối/năm nên đầu ra sản phẩm cho người dân khá ổn định.

Cũng trong buổi làm việc với UBND tỉnh ngày 16/3, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhận định, đã gọi là rừng sản xuất thì phải đặt mục tiêu kinh tế lên trên hết. Do đó, mô hình nào mang lại giá trị cao cần nhân rộng để cải thiện đời sống người dân. Ðồng thời, Thứ trưởng Hà Công Tuấn còn phân tích, nếu toàn bộ 32.000 ha rừng sản xuất hiện nay được trồng theo hình thức thâm canh thì sản lượng và giá trị mà rừng mang lại sẽ vô cùng lớn. Ngoài ra, hiện nay đa phần người dân bán gỗ băm dăm với giá khoảng 800.000-900.000 đồng/m3 nếu kéo được đường kính cây gỗ khi khai thác đạt trên 30 cm với giá khoảng 3,6 triệu đồng/mét khối thì giá trị mà rừng U Minh có thể mang lại còn tăng lên nhiều lần. Từ đó, kinh tế rừng sẽ phát triển rất nhanh và bền vững./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap