【ket qua benfica】Lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có giảm thêm?
Lãi suất huy động liên tục tăng trong thời gian gần đây làm dấy lên câu hỏi: Lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có thể giảm thêm không?ãisuấtchovaytừnayđếncuốinămcógiảmthêket qua benfica
Thời điểm cuối năm, thị trường tiền tệ chứng kiến nhiều diễn biến điều chỉnh theo xu hướng tăng lãi suất huy động. Ngay trong tháng 11, hàng loạt ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động như MB Bank, Ocean Bank, HD Bank, Bắc Á Bank…
Trong đó, một số ngân hàng đã có mức lãi suất huy động ở kỳ hạn trên 12 tháng vượt 6%/năm như ABBank (6,2%/năm ở kỳ hạn 18 tháng), Bắc Á Bank (6,05%/năm ở kỳ hạn 18 tháng), HD Bank (6,1%/năm ở kỳ hạn 18 tháng)...
Vì lãi suất huy động đang trong xu hướng tăng nên lãi suất cho vay được các chuyên gia dự báo khó có thể giảm thêm. Chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nói: “Lãi suất cho vay của ngân hàng từ nay đến cuối năm nhiều khả năng sẽ được giữ nguyên như hiện tại, khó có thể giảm thêm do áp lực về lãi suất tại Việt Nam không quá lớn như trước”.
Giải thích kỹ hơn, ông Thịnh cho biết, vừa qua Mỹ đã hai lần liên tiếp hạ lãi suất, chênh lệch giữa lãi suất VNĐ và lãi suất đồng USD cũng giảm theo, từ đó áp lực về lãi suất không còn quá lớn.
Thêm vào đó, hiện Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang điều hành thị trường tiền tệ theo hướng ổn định, mong muốn các ngân hàng thương mại tiếp tục tối ưu chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển bằng việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng nền kinh tế.
Mặt khác, việc huy động dòng tiền để cho vay đang trở nên khó khăn hơn, ngân hàng nào cũng mong muốn có thể huy động được nhiều và việc tăng lãi suất huy động là khó tránh khỏi. Mà khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng sẽ cố gắng duy trì ổn định, ít nhất là không tăng lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm. Và nếu có thể, ngân hàng vẫn cố gắng giảm ở một số lĩnh vực ưu tiên, tuy nhiên mức giảm chắc chắn không nhiều.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Huy - CEO khoa Tài chính ngân hàng, trường Đại học Nguyễn Trãi - cũng cho biết, dù Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần kêu gọi giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng thực tế cho thấy dư địa giảm lãi suất đang ngày càng bị thu hẹp. Khi lãi suất huy động tăng, chi phí vốn đầu vào của ngân hàng tăng theo, làm giảm khả năng giảm lãi suất cho vay.
Các chương trình ưu đãi lãi suất vẫn được triển khai, nhưng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, và doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, các ngành rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán khó được hưởng lãi suất thấp hơn.
“Từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động có thể tăng thêm 0.3 - 0.5%/năm ở các kỳ hạn trung và dài hạn (6 - 12 tháng) để đáp ứng nhu cầu tín dụng và đảm bảo thanh khoản. Còn lãi suất cho vay khả năng duy trì ở mức hiện tại hoặc chỉ giảm nhẹ ở một số lĩnh vực ưu tiên. Các lĩnh vực rủi ro cao có thể phải chịu mức lãi suất tăng nhẹ”, ông Huy dự báo
Theo ông Huy, tỷ lệ nợ xấu tại nhiều ngân hàng đang tăng nhanh do khó khăn của doanh nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực như bất động sản và sản xuất. Để bù đắp, ngân hàng buộc phải tăng cường huy động vốn để đảm bảo đủ nguồn lực trích lập dự phòng, tránh ảnh hưởng đến hệ thống tài chính.
Quý IV hàng năm luôn là thời điểm doanh nghiệp tăng cường vay vốn để sản xuất, kinh doanh và chuẩn bị hàng hóa Tết. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng này, các ngân hàng cần tăng huy động tiền gửi nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn giải ngân, tạo áp lực đẩy lãi suất huy động lên cao.
“Ngoài ra, theo chuẩn Basel II và Basel III, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đồng thời, nhiều ngân hàng đã chạm ngưỡng tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động). Điều này buộc các tổ chức tín dụng phải ưu tiên tăng nguồn huy động để củng cố thanh khoản”, nên việc tăng lãi suất huy động thời gian này là khó tránh khỏi”, ông nói thêm.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định rằng, nhu cầu vốn tăng mạnh vào cuối năm đã buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi, từ đó phục vụ nhu cầu tín dụng ngày càng tăng.
Trong bối cảnh cuối năm, các doanh nghiệp cần vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, việc lãi suất cho vay tăng sẽ gây thêm áp lực chi phí, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế.
Trước đó, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ rằng, việc điều hành lãi suất cho vay hiện nay gặp không ít khó khăn do áp lực từ thị trường quốc tế và tình hình trong nước. Biến động của đồng USD trong thời gian qua, cùng với những căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ, đã khiến NHNN phải ưu tiên ổn định tỷ giá. Nếu lãi suất cho vay giảm mạnh, tỷ giá có nguy cơ tăng cao, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô và tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thời gian vừa qua, chúng ta đã giảm mặt bằng lãi suất khá nhiều so với các nước, việc có tiếp tục giảm lãi suất hay không còn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế trong nước và thế giới, thanh khoản, tình trạng hệ thống ngân hàng.
Tuy vậy, NHNN vẫn khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động để giữ ổn định hoặc giảm nhẹ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Công HiếuThủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, giảm lãi vay cho doanh nghiệp và người dân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025.