【tỷ lệ nhà cái năm】TP HCM ‘khai tử’ các dự án BOT chây ì
TP HCM ‘khai tử’ các dự án BOT chây ì
Các dự án BOT kéo dài nhiều năm chưa thực hiện đang được chính quyền TPHCM rà soát để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đa phần các dự án bị đưa vào danh sách “khai tử” là những dự án hạ tầng đã chậm trễ rất nhiều năm.
Từ dự án cầu đường…
Sau gần 20 năm kéo dài không thực hiện được, ngày 14/9, chính quyền TP HCM đã có văn bản số 3498, chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án xây dựng cầu đường Bình Triệu 2(giai đoạn 2).
Thành phố giao Sở GTVT làm dự thảo văn bản để báo cáo Thủ tướng về việc chấm dứt hợp đồng đã ký và giao thành phố tự cân đối nguồn vốn ngân sách để tiếp tục đầu tư dự án.
Để chấm dứt hợp đồng, Sở GTVT phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII- chủ đầu tư) lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập đủ năng lực để kiểm toán dự án và làm cơ sở thực hiện bước tiếp theo.
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng chấm dứt hợp đồng và duyệt quyết toán chi phí đầu tư, Sở GTVT chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và nhóm công tác liên ngành tổ chức đàm phán, chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOTđã ký.
Dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 2) được TP HCM ký hợp đồng BOT với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) vào năm 2018.
Các hạng mục trong dự án bao gồm mở rộng đường Ung Văn Khiêm với quy mô 6 làn xe, xây dựng nút giao thông Đài liệt sĩ - quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh); xây dựng mới đường Chu Văn An để kết nối với nút giao thông và mở rộng đường nhánh (quận Bình Thạnh); xây dựng mới hai cầu Ông Dầu bên cạnh cầu cũ trên quốc lộ 13 (quận Thủ Đức).
Tổng vốn đầu tư khoảng 2.293 tỷ đồng. Tính đến nay, CII đã hoàn thành thi công một nhánh cầu Ông Dầu trên quốc lộ 13 và mới chi một ít tiền đền bù giải tỏa đường Ung Văn Khiêm.
Một dự án khác TP HCM cũng đang đàm phán để chấm dứt hợp đồng là dự án BOT cầu Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân) do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng - IDICO thực hiện. Dự án đã khởi công vào cuối năm 2017 với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng.
Đến giữa năm 2018, công trình đã thi công đạt 70% khối lượng xây lắp và dự án tạm dừng thi công vì chờ đền bù giải tỏa. Một dự án chỉ có chiều dài gần 225 mét dự kiến thi công trong 6 tháng, song đến nay đã kéo dài gần 3 năm vẫn chưa hoàn thành.
Hiện tại, dự án đang được kiểm toán giá trị phần khối lượng đã thực hiện. Sau đó, TP HCM sẽ tiến hành đàm phán chấm dứt hợp đồng. Khi dự án BOT cầu Tân Kỳ- Tân Quý chấm dứt, thời gian thu phí tại trạm thu phíAn Sương - An Lạc sẽ rút ngắn 6 năm 3 tháng.
… Đến dự án bãi đậu xe ngầm
Không chỉ các dự án cầu đường chậm trễ nhiều năm mà các dự án bãi đậu xe ngầmcủa TP HCM cũng chung tình trạng “chây ì” khi không triển khai được. Dù TP HCM đã quy hoạch bốn dự án bãi đậu xe ngầm gồm công viên Lê Văn Tám; dự án sân khấu Trống Đồng; dự án tại sân vận động Hoa Lư và bãi đậu xe ngầm sân bóng đá Tao Đàn. Thế nhưng trải qua hơn một thập kỷ chưa dự án nào khởi công được.
Trước tình trạng chậm trễ nhiều năm, năm 2019 Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (IUS) - chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, IUS không đến làm thủ tục chấm dứt hợp đồng.
Ngày 23/6, Sở GTVT TP HCM tiếp tục có văn bản số 7342 thông báo (lần 2) về việc chấm dứt hợp đồng dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám trước thời hạn.
Trong văn bản, Sở GTVT TP HCM đề nghị IUS liên hệ để thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng trong 30 ngày kể từ ngày thông báo lần 2. “Trường hợp IUS tiếp tục không có thông tin phản hồi phối hợp để giải quyết thì xem như IUS đồng ý với việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và không có khiếu nại về sau. Các nghĩa vụ đã thỏa thuận tại hợp đồng sẽ được chấm dứt từ ngày 30/7”, thông báo của Sở GTVT nêu rõ.
Đối với 2 dự án bãi đậu xe ngầm công viên Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư đến nay các nhà đầu tư đã rút khỏi dự án. Duy nhất chỉ còn bãi đậu xe ngầm ở sân khấu Trống Đồng, quận 1 đang được điểu chỉnh thiết kế, nhà đầu tư chưa đưa ra được kế hoạch khởi công vì chưa biết khi nào phần điều chỉnh được duyệt.
Trao đổi với TBKTSG Online, PGS,TS Nguyễn Minh Hoà, nguyên Trưởng khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng, TP HCM nên chấm dứt các dự án bãi đậu xe ngầm để chuyển sang làm các bãi đậu xe nổi sẽ hiệu quả hơn.
Ông cho rằng việc quy hoạch các dự án bãi đậu xe ngầm ngay từ đầu đã thấy rằng không khả thi. “Đơn cử như dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám, không ai gửi xe ở đó để đi bộ vào trung tâm vì quá xa. Hơn nữa, TP HCM thường hay ngập mỗi khi mưa việc xây dựng bãi xe ngầm 4-5 tầng là không khả thi” ông Hòa nói.