【đá 1x2 là gì】Tình hình Biển Đông ngày 24/9: Báo Trung Quốc kêu gọi Đài Loan “liên thủ kháng địch” ở Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyBáoTrungQuốckêugọiĐàiLoanliênthủkhángđịchởBiểnĐôđá 1x2 là gìo những tin tức mới nhất trên báo chí, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đã đăng bài phân tích của Khâu Nghị (một cựu Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan) về tình hình Biển Đông và bản đồ “đường lưỡi bò”. Trong bài phân tích này, ông Nghị cho rằng không gian liên thủ tốt nhất cho Bắc Kinh và Đài Bắc ở Biển Đông, một là đảo Ba Bình, hai là “đường lưỡi bò”.
Đảo Ba Bình vốn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị lực lượng quân sự Tưởng Giới Thạch cất quân chiếm đóng bất hợp pháp và chính quyền Đài Loan ngày nay duy trì lực lượng đồn trú trái phép. Theo Khâu Nghị, hòn đảo này là "chìa khóa" ở Biển Đông bởi mặc dù Ba Bình cách Cao Hùng, Đài Loan hơn 1600 km nên sẽ gặp khó khăn trong phòng thủ, nhưng nếu bắt tay với Bắc Kinh thì có thể "chuyển nguy thành an".
Tình hình Biển Đông ngày 24/9: Trung Quốc kêu gọi tổng thống Đài Loan “đòi chủ quyền” ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Thêm vào đó, ông Nghị khẳng định cả Đài Loan và Trung Quốc đều lấy “đường lưỡi bò” làm (cái gọi là) quốc giới ở Biển Đông. Trong khi trọng tâm vụ kiện của Philippines lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển là tính phi pháp của đường lưỡi bò. Khâu Nghị lớn tiếng lý luận, năm 1947, khi Trung Quốc công bố bản đồ “đường lưỡi bò”, các nước trong khu vực không phản đối tức là mặc nhiên thừa nhận Biển Đông là của Trung Quốc?! Ông Nghị còn tự huyễn hoặc rằng “Vì sau thập niên 70, các nước phát hiện tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Biển Đông nên mới lên tiếng yêu sách?!”
Cũng theo lời ông Nghị, vụ kiện của Philippines đã hình thành nên sự đối đầu giữa “đường lưỡi bò” Trung Quốc với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Nghị cũng buộc phải thừa nhận, rất có khả năng tòa sẽ có phán quyết có lợi cho Philippines dù Bắc Kinh đến nay vẫn khẳng định không tham gia, không thừa nhận và không thực thi phán quyết của tòa án trong vụ này.
Khâu Nghị nhận định, nếu Mỹ, Nhật Bản dùng dư luận quốc tế công kích Trung Quốc, lại thêm khả năng Việt Nam cũng sẽ khởi kiện, Bắc Kinh sẽ rơi vào thế rất bất lợi. Do đó ông Nghị tin rằng trong vụ này, Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng không thể thay thế.
Tình hình Biển Đông ngày 24/9: Trung Quốc khẳng định vai trò “không thể thay thế” của Đài Loan ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Lý do là nếu Đài Loan kiên trì yêu sách “đường lưỡi bò” và trưng ra lý do vẽ đường đứt đoạn 11 nét năm 1947 và các văn kiện tài liệu đi kèm sẽ giúp 2 bờ eo biển "liên thủ kháng địch". Ngược lại, nếu Đài Loan từ bỏ hoặc phủ nhận “đường lưỡi bò” sẽ vô cùng bất lợi cho Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm tổn thương hòa bình eo biển.
Cũng trong thời gian này, cựu đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc William A. Stanton đã công khai kêu gọi từ bỏ “đường lưỡi bò” tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Đài Loan. Phát biểu trong hội thảo, ông Stanton lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc và Đài Loan vẫn cứ khăng khăng ôm lấy đường lưỡi bò "buồn cười và ngu ngốc", "không phù hợp với luật pháp quốc tế".
Phát biểu của ông William A. Stanton được Khâu Nghị coi là đồng nghĩa với việc Mỹ ngầm gây áp lực buộc Đài Loan từ bỏ “đường lưỡi bò” để công kích chủ trương, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Khâu Nghị bình luận, mặc dù thân Mỹ nhưng Mã Anh Cửu – người đứng đầu Đài Loan không đến nỗi bán rẻ "chủ quyền" của Trung Hoa Dân quốc.
Trước tình hình này, trong một cuộc phỏng vấn trên báo chí, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định Ấn Độ không thể làm ngơ trước cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tình hình Biển Đông ngày 24/9: Dư luận quốc tế liên tục chỉ trích tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Theo ông Modi, trong thời đại đối tác hiện nay, tất cả các bên đều phải tìm kiếm và mở rộng sự hỗ trợ lẫn nhau. Trung Quốc thừa hiểu họ phải chấp nhận luật chơi toàn cầu trong tranh chấp lãnh hải và phải đóng vai trò của họ trong việc hợp tác và tiến bộ nếu không muốn bị cô lập.
Dựa trên quan điểm này của Thủ tướng Ấn Độ, các chuyên gia đánh giá việc Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông là một nước cờ dùng để cảnh cáo Trung Quốc. Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn Độ - Việt Nam tại Biển Đông lần này đã được loan báo một cách công khai và rộng rãi.
Giới quan sát cho rằng, trái với chính quyền tiền nhiệm tại New Delhi, đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chính phủ của ông có một quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc không để cho Bắc Kinh lấn lướt, mặc dù vẫn cần đến Trung Quốc về mặt kinh tế. Khi công khai hóa quyết định dấn thân sâu hơn vào Biển Đông, một khu vực mà Trung Quốc cho là vùng ảnh hưởng của họ, chính quyền Modi như muốn nhắn nhủ chế độ Bắc Kinh rằng tình hình đã thay đổi và Trung Quốc không thể tự tung tự tác như trước.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Giáo Dục, Đời Sống Pháp Luật)