Cuộc họp của Ngoại trưởng Iran và Nhóm P4+1 với quyết tâm bảo vệ JCPOA bất chấp Mỹ không tham gia.
Quốc kỳ Iran được vẽ trên một bức tường ở thủ đô Tehran. Ảnh: AFP
Sở dĩ có Nhóm P4+1 (gồm Anh,ếttmbảovệthỏathuậnhạlịch đá bóng bồ đào nha Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) bởi vì Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) ký hồi năm 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) nên chỉ còn 5 nước tham gia. Đây là cuộc họp lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua của nhóm này.
Tuyên bố chung sau cuộc họp nêu rõ, những bên tham gia còn lại một lần nữa khẳng định cam kết trong việc duy trì thỏa thuận, cho rằng đây là một nhân tố chủ chốt của cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu và là một thành quả quan trọng của ngoại giao đa phương, góp phần củng cố an ninh khu vực và quốc tế.
Thời gian qua, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức đã tìm cách giữ cho mọi nỗ lực không để JCPOA bị “trôi sông đổ biển” sau quyết định đơn phương rút khỏi của Mỹ năm 2018. Những nước này hy vọng sự thay đổi chính quyền tại Mỹ có thể cứu vãn thỏa thuận, với mục tiêu cao nhất là ngăn chặn Iran phát triển bom hạt nhân.
Các Ngoại trưởng cũng hy vọng Mỹ trở lại thỏa thuận và nhấn mạnh sẵn sàng giải quyết vấn đề một cách tích cực. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh: “Để có thể đưa nước Mỹ dưới thời ông Joe Biden trở lại thỏa thuận hạt nhân, điều quan trọng là không được phép có thêm bất kỳ cuộc diễn tập chiến thuật nào như đã thấy thời gian qua. Điều này sẽ chỉ càng gây tổn hại hơn nữa tới thỏa thuận. Chúng ta đang đứng trước cơ hội cuối cùng và không được phép lãng phí. Đây cũng là điều mà chúng tôi đã nói rất rõ với Iran tại cuộc họp”.
Còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra 4 đề xuất nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc hiện nay: khuyến khích Mỹ sớm quay trở lại; giải quyết các bất đồng một cách công bằng và khách quan trong tiến trình thực thi thỏa thuận; xử lý thỏa đáng các vấn đề an ninh khu vực. Ông Vương Nghị cho rằng: “Mỹ nên quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran một cách vô điều kiện và càng sớm càng tốt. Nước này cũng nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran, các thực thể và cá nhân của bên thứ ba. Và cũng trên cơ sở này, Iran cần khôi phục đầy đủ công tác thực thi các cam kết hạt nhân”.
Còn nhớ hồi năm 2015, JCPOA ra đời đã thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, đồng thời cho phép nước này được hưởng những ưu đãi kinh tế, song đổi lại Iran phải chấm dứt chương trình hạt nhân quân sự. Tuy nhiên với việc Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt, những quốc gia tham gia ký kết khác đã phải rất chật vật trong việc cung cấp những hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu của Iran.
Về phía Iran, Ngoại trưởng nước này Javad Zarif, cho rằng Tehran sẵn sàng trở lại các cam kết một khi Mỹ và 3 cường quốc châu Âu làm tròn nghĩa vụ của mình. Tổng thống Iran Hassan Rouhani tái khẳng định quyết tâm nắm bắt “cơ hội” khi nước Mỹ chính thức có tổng thống mới vào tháng 1-2021.
Giới phân tích nhận định, dù trong suốt chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã cam kết đưa Mỹ trở lại thỏa thuận, song mọi chuyện lại được dự báo không hề dễ dàng sau một thời gian dài chia rẽ nội bộ nước Mỹ và những trở ngại do bất đồng Mỹ - Iran ngày một nhiều thêm.
Trong bối cảnh mới đây nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh, người được xem là “cha đẻ” chương trình hạt nhân Iran bị ám sát mà phía Iran cáo buộc Mỹ đứng sau giật dây nên dễ dẫn đến thù địch và đáp trả bằng việc “ăn miếng trả miếng”.
Mặt khác, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), có quá nhiều vi phạm JCPOA từ phía Mỹ và cả Iran, nên để hồi sinh thỏa thuận này đòi hỏi phải có một điều khoản, một thỏa thuận hay một số tài liệu phụ trợ “sẽ quy định rõ những gì các bên thực hiện”.
Từ những diễn biến trên cho thấy, cho dù có phục hồi thì JCPOA cũng không còn nguyên vẹn giá trị vì những bất đồng mang tính thù địch giữa Mỹ và Iran quá lớn. Nếu muốn cứu vãn thỏa thuận JCPOA, điều kiện cần và đủ là các bên liên quan phải quay lại từ đầu.
HN tổng hợp