【kết quả bundesliga 2023】AU đình chỉ tư cách thành viên của Mali

Việc quân đội Mali bắt giữ Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ lâm thời để lên nắm quyền đã khiến AU đình chỉ tư cách thành viên của nước này.

Đại tá Assimi Goita (giữa) phát biểu trong cuộc họp báo nhân kỷ niệm 60 năm Ngày độc lập của Mali tại Bamako. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Mới đây,đnhchỉtưcchthnhvincủkết quả bundesliga 2023 Liên minh châu Phi (AU) đã đình chỉ tư cách thành viên của Mali, đồng thời đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu chính quyền dân sự không được khôi phục tại quốc gia này.

Tại hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) diễn ra tại thủ đô Accra của Ghana, các nhà lãnh đạo khối cũng yêu cầu Mali phải tuân thủ cam kết tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 2-2022 sau thời gian chuyển tiếp kéo dài 18 tháng. Theo Ngoại trưởng Ghana Shirley Ayorkor Botchwey, lệnh đình chỉ tư cách Mali trong ECOWAS có hiệu lực ngay lập tức cho đến thời hạn chót là cuối tháng 2-2022, thời điểm Mali phải chuyển giao quyền lực cho một chính phủ được dân bầu. Ngoại trưởng Ghana cũng khẳng định Mali phải đảm bảo rằng trong vài ngày tới sẽ lựa chọn một thủ tướng dân sự để thành lập một chính phủ lâm thời mới.

Sở dĩ AU có động thái trên bởi vì trước đó, vào ngày 24-5, một số binh sĩ Mali bất mãn về việc cải tổ chính phủ nên đã bắt giữ Tổng thống Bah Ndaw cùng Thủ tướng Chính phủ lâm thời Moctar Ouane và đưa đến một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako. Các ông Ndaw và Ouane đã lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp tại Mali với nhiệm vụ đưa nước này trở lại chế độ dân sự sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita hồi tháng 8-2020.

Ông Bah Ndaw, một đại tá nghỉ hưu, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Mali ngày 25-9-2020, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình chuyển tiếp này dự kiến kéo dài 18 tháng. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước Mali đang đứng trước nhiều thách thức do bất bình về vai trò chi phối của quân đội và các chương trình cải cách chậm được triển khai. Ngoài ra, Mali cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về an ninh, hậu cần, trong khi các phần tử thánh chiến không ngừng chống phá.

Việc bị quân đội bắt giữ đã gây sức ép khiến Tổng thống Bah Ndaw cùng Thủ tướng Chính phủ lâm thời Moctar Ouane đã phải tuyên bố từ chức vào ngày 26-5. Một ngày sau tuyên bố từ chức, hai nhà lãnh đạo trên đã được trả tự do.

Ông Baba Cisse, cố vấn đặc biệt của Đại tá Assimi Goita, một trong hai nhân vật “đầu não” trong vụ binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita ngày 18-8-2020, cho biết hiện các cuộc đàm phán về việc thành lập chính phủ mới đang được tiến hành.

Trước đó, Tòa án Hiến pháp Mali đã công bố Phó Tổng thống, Đại tá Assimi Goita, sẽ là Tổng thống chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi này. Thông báo của Tòa án Hiến pháp Mali khẳng định Đại tá Goita sẽ “thực hiện các chức năng của tổng thống chuyển tiếp lãnh đạo đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp cho tới khi kết thúc”.

Mali rơi vào cảnh chiến tranh đẫm máu từ năm 2012 khi các phần tử Hồi giáo cực đoan lần đầu xuất hiện trong cuộc chiến của những phần tử ly khai thuộc sắc tộc Tuareg ở miền Bắc nước này. Sau đó, Pháp đã can thiệp quân sự để đập tan cuộc nổi dậy, song các tay súng thánh chiến vẫn tiếp tục tập hợp lực lượng và thực hiện các vụ tấn công ở miền Trung Mali vào năm 2015, sau đó tràn sang các nước láng giềng Niger và Burkina Faso.

Sự việc diễn biến ngày càng xấu hơn nên Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thành lập phái bộ gìn giữ hòa bình tại Mali (Minusma) vào năm 2013, với biên chế 13.000 người, nhằm giúp Mali tiêu diệt lực lượng thánh chiến. Tuy nhiên, kết quả đạt được rất thấp. Tại chiến trường Mali, Minusma đã có hơn 130 nhân viên của thiệt mạng do các hoạt động thù địch, trong đó có 6 người tử vong trong năm 2021. Minusma đã trở thành phái bộ có tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử gìn giữ hòa bình của LHQ.

HN tổng hợp