Nguy cơ thiếu xăng dầu khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất | |
Kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu cần thêm điều kiện gì để hoạt động?ếuxăngdầuthươngnhânđangkinhdoanhlỗgiai vo dich quoc gia ha lan | |
“Đau đầu” vì gian lận xăng dầu, Petrolimex kiến nghị Bộ Công Thương gỡ khó |
Một cây xăng ở thành phố Châu Đốc (An Giang) thông báo hết xăng ngừng bán chiều 7/2/2022. Ảnh: Internet |
Giám đốc một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Đà Nẵng cho biết, do nhập hàng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất nên nguồn hàng của doanh nghiệp vẫn ổn định, đáp ứng được nguồn cung cho các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty. Tuy nhiên, hàng cung cấp cho các đại lý bên ngoài có phần thiếu hụt.
Do nhập khẩu xăng dầu không kịp, thị trường miền Bắc có thể bị ảnh hưởng bởi việc NSRP chưa đảm bảo nguồn cung.
“Mặt khác, do chưa điều chỉnh giá, hiện chênh lệch giá bán lẻ xăng là gần 2.000 đồng/lít, dầu là 1.600 đồng/lít nên các doanh nghiệp không dám nhập bởi nhập khẩu về là sẽ bị lỗ. Giờ bán xăng dầu là doanh nghiệp đang phải bán lỗ. Chúng tôi lấy hàng ngay tại nhà máy về đã lỗ 500 đồng/lít xăng nhưng vẫn buộc phải bán”, vị này nói.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, đến chiều 7/2/2022, hơn 20 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đã ngưng bán do hụt nguồn cung, không có nhân viên phục vụ, thua lỗ...
Liên quan tới vấn đề cung ứng xăng dầu, tại cuộc làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ngày 7/2/2022, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khuyến nghị Petrolimex đảm bảo nguồn cung. Thời gian qua, Petrolimex đã nhập khẩu thêm để đảm bảo cung ứng cho các cửa hàng thuộc hệ thống.
Lãnh đạo Bộ Công Thương nêu rõ, ngay từ trước Tết, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có chỉ đạo đến các sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường giám sát chặt chẽ thị trường xăng dầu.
Vài ngày gần đây, Bộ Công Thương cũng trực tiếp liên hệ với các đơn vị có liên quan như sở Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát, đến tận nơi yêu cầu các cây xăng tạm dừng bán phải có lý do chính đáng. Mặt khác, Bộ cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải đảm bảo nguồn cung, giữ được bán hàng trong hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối.
Việc giá xăng dầu thế giới tăng, NSRP dù đạt được thỏa thuận với các đối tác nhưng mới đáp ứng 60% công suất sản xuất sẽ ảnh hưởng nhất định đến nguồn cung xăng dầu. “Đây là bài học về việc đa dạng hóa nguồn cung, ưu tiên xăng dầu sản xuất trong nước nhưng các nhà máy phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Nghị định số 95/2021/NQ-CP ngày 1/11/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu quy định nếu không đảm bảo cung ứng được cho thị trường trong nước, doanh nghiệp phải nhập khẩu để đảm bảo cung ứng, không thể ra thông báo không cung cấp là không cung cấp.
“Như thế làm sao các doanh nghiệp đầu mối lấy được từ nguồn nào khác trong một thời gian ngắn, đặc biệt còn vấn đề giá cả nữa”, lãnh đạo Bộ Công Thương nói.
Ông Đỗ Thắng Hải cũng nhắc tới vấn đề, có thời điểm các nhà máy lọc dầu trong nước ế ẩm, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đã phải hạn chế nhập khẩu để ưu tiên tiêu thụ xăng dầu trong nước. Giờ đây, các nhà máy lọc dầu như NSRP cũng cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Trước đó, ngày 19/1/2022, Petrolimex đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về nguy cơ thiếu nghiêm trọng nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa do giảm, dừng hoạt động của NSRP.
Theo các thông tin Petrolimex có được, NSRP đã tạm dừng nhập khẩu dầu thô phục vụ cho hoạt động, chỉ còn sử dụng dầu thô tồn kho để chế biến xăng dầu thành phẩm, nhưng sẽ sớm dừng hoạt động nếu không có nguồn dầu thô bổ sung. Trường hợp dừng này không phải vì nguyên nhân sự cố kỹ thuật.
Năm 2022, Petrolimex sẽ tiếp nhận khoảng 235.000-265.000 m3 xăng dầu/tháng từ NSRP. Sự việc NSRP đột nhiên dừng hoạt động, ngưng cung cấp xăng dầu mà không có lý do thoả đáng là rất nghiêm trọng, không tuân thủ hợp đồng và thông lệ quốc tế.
Điều này khiến Petrolimex không thể có giải pháp xử lý kịp thời, gây nên thiếu hụt nguồn hàng, không đảm bảo được thị phần.
Với vốn đầu tư 9 tỷ USD, NSRP nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô một ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm. Công suất này gần gấp đôi Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhà máy này do 4 liên doanh trong nước, quốc tế góp vốn, gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản). Thời gian qua, NSRP đã cắt giảm khoảng hơn 20% công suất so với sản xuất bình thường do khó khăn tài chính. Thậm chí, khi báo cáo gửi các cấp có thẩm quyền, nhà máy này cho biết có thể phải tạm dừng sản xuất từ giữa tháng 2/2022 nếu tình hình tài chính không sớm được các bên liên quan tháo gỡ. NSRP mới đây đã thông báo sẽ không phải dừng sản xuất do đã đạt được thoả thuận hỗ trợ tài chính ngắn hạn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, công suất mới chỉ đạt 60-80%, ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước. |