88Point

Trong những ngày chuyển giao giữa 2015 và 2016, giá dầu đã tụt xuống dưới 37 USD một thùng, so với h perth vs

【perth vs】5 đất nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá dầu sụp đổ

Trong những ngày chuyển giao giữa 2015 và 2016,đấtnướcbịảnhhưởngnặngnềnhấtkhigiádầusụpđổperth vs giá dầu đã tụt xuống dưới 37 USD một thùng, so với hơn 100 USD chỉ mới hồi giữa năm 2014. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vẫn không hề có động thái giảm lượng dầu cung cấp ra thị trường, trong khi nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc và một số quốc gia đông dân khác đang chậm hẳn lại khiến giá nguyên liệu này tiếp tục sụt giảm.

Dưới đây là 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất theo phân tích của CNN Money.

1- Venezuela

1- Venezuela

Là 1 trong 5 thành viên sáng lập OPEC, Venezuela là đất nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất trên thế giới, khoảng 298,4 tỷ thùng, tương đương 18% trữ lượng của toàn cầu. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia Nam Mỹ này, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ hàng năm. Lâu nay, chính quyền địa phương đã sử dụng số tiền kiếm được từ việc khai thác và xuất khẩu dầu thô để chăm sóc y tế, chi trả lương hưu và phúc lợi xã hội, thậm chí là các chương trình trợ cấp hào phóng cho cửa hàng, nhà ở v.v…

Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào 1 nguồn tài nguyên duy nhất đang làm hại Venezuela. Theo ước tính, với mỗi 1 USD giảm trên 1 thùng dầu, quốc gia này sẽ thất thu tới 720 triệu USD mỗi năm. Giờ đây, nền kinh tế của họ đang trên bờ vực sụp đổ. Lạm phát tăng vọt đến 150% trong năm 2015, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng tới hơn 200% trong 2016. Tình hình tồi tệ đến mức chính phủ Venezuela đã không thể thanh toán cho hàng loạt hóa đơn, còn thực phẩm và nhu yếu phẩm cơ bản đều trở nên khan hiếm.

Kinh tế suy thoái dẫn đến hậu quả tất yếu là bất ổn chính trị. Hồi đầu tháng 12 vừa qua, phe đối lập trong chính phủ đã giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử, lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua.

2- Arab Saudi

2- Arab Saudi

Dầu mỏ vốn chiếm tới khoảng 75% doanh thu của đất nước Arab Saudi. ‘Cuộc chiến dầu mỏ’ kéo dài suốt thời gian qua đã gây ra những thiệt hại to lớn cho quốc gia này. Họ đã phải chịu thâm hụt ngân sách đến gần 100 tỷ USD riêng trong năm 2015, và sẽ tiếp tục phải tiếp tục sử dụng các khoản dự trữ tài chính quốc gia trong năm 2016 tới đây. Mặc dù phải chịu cảnh thâm hụt ngân sách đến 20% do giá dầu sụt giảm mạnh mẽ, thay vì cắt giảm sản lượng khai thác để nâng giá, Arab Saudi vẫn quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác mỗi ngày.

Theo các quan chức lãnh đạo nước này, mục tiêu chính của họ không phải là nâng giá dầu mà là phải duy trì được vị thế của mình trên thị trường ‘vàng đen’ cực kỳ tiềm năng. Mới đây, nhà nước Hồi giáo này đã buộc phải thành lập một cơ quan chuyên tìm kiếm những biện pháp cắt giảm các chi phí công, giảm mạnh chi tiêu trong thời gian trước mắt để tránh tình trạng rơi vào cảnh nợ nần, bất ổn.

3- Nigeria

3- Nigeria

Nigeria là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất tại châu Phi. Theo thống kê, đất nước này có đến 75% ngân sách toàn quốc gia và 90% kim ngạch xuất khẩu là do dầu mỏ đem lại. Đây cũng là nguồn nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 của Hoa Kỳ. Các đại gia dầu khí lớn nhất trên thế giới như Shell (Anh-Hà Lan), ExxonMobil, Chevron (Mỹ), Total SA (Pháp) và Eni (Italy) hiện đều có mặt ở quốc gia Tây Phi này và tham gia vào các hợp đồng liên doanh với Tập đoàn khai thác dầu khí quốc gia Nigeria (NNPC), khai thác đến 90% sản lượng dầu thô của đất nước.

Nghịch lý ở Nigeria là mặc dù sản xuất đến 2 triệu thùng dầu thô/ngày, họ lại phải nhập đến 40 triệu lít xăng mỗi ngày cho tiêu dùng trong nước. Sự sụp đổ giá dầu trong thời gian qua đã khiến đồng nội địa sụt giá mạnh so với đồng USD, khiến năng lượng nhập khẩu trở nên đắt đỏ và thiếu thốn, trong khi tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài. Chính phủ quốc gia này đã không thể thanh toán được những hóa đơn, khoản nợ của mình. Các phương tiện truyền thông quốc gia thông báo ở một số thành phố, viên chức chính phủ đã phải đi làm nhiều tháng trời mà chưa được nhận lương.

4- Nga

4- Nga

Gần một nửa ngân sách của chính phủ quốc gia rộng lớn vùng Đông Âu này đến từ xuất khẩu dầu mỏ và khí gas. Việc sụp đổ giá dầu xảy đến giữa lúc mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu với Nga đã xuống đến mức tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh lạnh, sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga do việc chiếm đóng Crimea và trách nhiệm của nước này trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Ngân sách dự trữ của ‘xứ sở bạch dương’ được tính dựa trên giá dầu 50 USD/thùng, nhưng hiện nay mức giá đã hạ xuống còn dưới 37 USD. Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra dự báo GDP của Nga giảm tới 3,8% trong năm 2016, và giảm tiếp ít nhất là 0,6% nữa trong năm 2016. Mới đây nhất, hôm 29/12 vừa qua, đồng nội tệ Ruble của quốc gia này đã hạ xuống mức thấp nhất của năm 2015. Tỷ giá hối đoái của đồng USD so với Ruble xuống đến 72,85 Ruble/USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12 năm 2014. Sự kiện này đã phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi kinh tế của đất nước trong năm mới.

5- Iraq

5- Iraq

Iraq cũng là một quốc gia mà nền kinh tế dựa rất nhiều vào việc khai thác và bán dầu thô. Họ đang là nước xuất khẩu dầu lớn thứ nhì trong khối OPEC. Dầu mỏ đóng góp khoảng 90% ngân sách đất nước này. Tuy vậy, giữa lúc nhà nước Hồi giáo này đang rất cần nguồn thu để sử dụng cho cuộc chiến chống khủng bố IS, thì giá dầu trên thế giới lại liên tiếp mất điểm.

Trong năm 2015, Iraq đã liên tục đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), đến tháng 6 vừa qua họ sản xuất được đến 4,1 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng sự gia tăng về sản lượng không thể bù đắp nổi những thiệt hại nặng nề do giá dầu sụp đổ. 1 năm trước đây, doanh thu từ dầu mỏ có thể đem lại cho chính phủ Iraq tới 300 triệu USD mỗi ngày, nhưng nay con số này chỉ còn khoảng 200 triệu USD. Ngoài ra, dù sở hữu trữ lượng dầu mỏ cực lớn, nhưng đất nước này đang gặp rất nhiều khó khăn để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác chúng./.

Ngọc Vũ (theo CNNMoney / Business Insider)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap