【soi kèo c1 tối nay】Xu hướng chi phối các đô thị thông minh trong tương lai

Các ứng dụng thông minh cho đô thị sẽ tiếp tục cải thiện cuộc sống của con người và giúp chính phủ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân.

Từ vấn đề an ninh và tính tiện lợi cho đến khả năng tạo ra nguồn thu,ướngchiphốicácđôthịthôngminhtrongtươsoi kèo c1 tối nay các ứng dụng thông minh cho đô thị sẽ làm thay đổi cách thức mà các đô thị vận hành, cũng như cách mà con người sống và làm việc. Nhưng tất cả phải bắt đầu từ tính kết nối, và điều này đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng cáp mạnh mẽ. Dưới đây là những xu hướng chủ chốt sẽ tác động đến các đô thị thông minh trong tương lai.

Thay vì lắp đặt những thiết bị truyền thống như camera giám sát, đèn chiếu sáng thông minh hay các thiết bị cảm ứng giao thông, các doanh nghiệpsẽ bắt đầu tưduy dài hạn hơn và nghĩ tới việc xây dựng một cơ sở hạ tầng cơ bản để hỗ trợ tất cả các ứng dụng thông minh trong thành phố.

Nếu không quy hoạch cẩn thận, các thành phố sẽ phải đào nhiều lần cùng một con đường để bổ sung cơ sở hạ tầng mỗi khi có ứng dụng mới. Chẳng hạn như việc lắp đặt camera an ninh trên các cột đèn mà không lắp đặt hệ thống kết nối cáp quang có thể khiến thành phố mất nhiều công sức và tiền của cho việc nâng cấp mạng lưới kết nối để có thể bổ sung các ứng dụng mới như tính năng nhận diện khuôn mặt cho camera.

Vì vậy, để tránh việc phải nâng cấp mạng lưới trong tương lai, các nhà quy hoạch đô thị phải phát triển một kế hoạch trong dài hạn. Chẳng hạn trong khuôn khổ dự án Nền tảng cảm biến quốc gia thông minh của Singapore Chính phủ nước này đang nỗ lực chuyển đổi 110.000 cột đèn trong thành phố thành “các cột đèn thông minh” bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến môi trường và video để theo dõi nhiệt độ và lượng mưa, phát hiện những âm thanh lớn từ các tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, hội tụ các mạng lưới với nhau cũng sẽ là một xu hướng lớn chi phối việc quy hoạch thành phố thông minh trong tương lai. Hội tụ mạng lưới là việc dùng nhiều loại hình mạng khác nhau trên cùng một mạng lưới để tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt mà các cơ sở hạ tầng riêng rẽ sẽ không thể có được.

Trước đây, các nhà cung cấp dịch vụ thường xây dựng các mạng lưới dây và không dây tách biệt. Cơ sở hạ tầng không dây đang ngày càng được tập trung hóa hơn, vì thế sẽ tốt hơn nếu chúng ta hội tụ tất cả mạng lưới không dây vào cùng hệ thống cáp quang mà các dịch vụ có dây đang sử dụng.

Các nhà cung cấp dịch vụ lớn có cả hệ thống vận hành có dây và không dây, vì vậy hợp nhất chúng vào cùng một mạng lưới và tối ưu hóa chức năng của chúng sẽ có hiệu quả hơn về mặt kinh tếvà là một động lực trong quy hoạch đô thị thông minh trong tương lai.

Ngoài ra, sự ra đời của các mạng lưới 5G trong vài năm tới cũng sẽ là một động lực lớn cho việc khai thác hệ thống cáp quang. Công nghệ 5G sẽ hỗ trợ các ứng dụng thông minh mới cho đô thị như đỗ xe, hệ thống đo lường thông minh, camera an ninh, quản lý giao thông, quản lý rác thải, và phối hợp các cơ quan với nhau để cung cấp dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp.

Các công ty lớn như Netflix, Uber và Grab được xây dựng và phát triển là nhờ sự hỗ trợ của hệ thống cáp quang và cơ sở hạ tầng không dây di động 4G.

Các thành phố lắp đặt các ứng dụng thông minh cho đô thị vì chúng nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí, tạo nguồn doanh thu mới và quan trọng hơn cả là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Bằng việc quy hoạch dài hạn, hội tụ các mạng lưới và tận dụng công nghệ mạng 5G, các thành phố trên thế giới sẽ ngày càng “thông minh” hơn trong tương lai.