【ket qua union berlin】Facebook đối mặt án phạt tại Nga vì không xóa nội dung bị cấm
VHO- Facebook đã không xóa nội dung đăng tải mà nhà chức trách coi là bất hợp pháp nên có thể bị phạt từ 5% đến 10% doanh thu hằng năm của hãng này tại Nga.
(Nguồn: Reuters)
Nhật báo Vedomosti số ra ngày 30.9 đưa tin Nga có thể phạt mạng xã hội Facebook tới 10% doanh thu hằng năm của hãng này tại Nga,đốimặtánphạttạiNgavìkhôngxóanộidungbịcấket qua union berlin vì tiếp tục không tuân thủ quy định của nhà chức trách Nga về việc xóa những nội dung bị cấm.
Theo Vedomosti, Cơ quan giám sát thông tin Nga (Roskomnadzor) cho biết việc Facebook tiếp tục vi phạm luật pháp Nga, theo đó không xóa nội dung đăng tải mà nhà chức trách coi là bất hợp pháp, có thể bị phạt từ 5% đến 10% doanh thu hằng năm của hãng này tại Nga.
Tuy nhiên, hiện Roskomnadzor chưa trực tiếp đưa ra tuyên bố về vấn đề này và Facebook cũng chưa có phản ứng đối với thông tin trên.
Vedomosti dẫn nguồn tin từ các chuyên gia cho rằng doanh thu hằng năm của Facebook tại Nga đạt khoảng 12 tỷ ruble (165 triệu USD). Trong năm nay, Roskomnadzor đã nhiều lần phạt Facebook vì không xóa nội dung bị cấm tại Nga với số tiền lên đến 43 triệu ruble. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Facebook chưa nộp số tiền phạt này.
Ngày 29.9, Nga cũng cảnh báo sẽ khóa nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube tại nước này sau khi YouTube chặn các kênh tiếng Đức của hãng truyền thông Nga RT.
Roscomnadzor đã gửi thư cho Google, đơn vị chủ quản của YouTube, yêu cầu gỡ bỏ mọi hạn chế đối với các kênh RT DE và Der Fehlender Part trong thời gian sớm nhất có thể. Roscomnadzor cảnh báo nếu YouTube không thực hiện yêu cầu trên sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 1-3 triệu ruble.
Cơ quan chức năng Nga đưa ra phản ứng trên một ngày sau khi YouTube khóa tài khoản các kênh tiếng Đức của RT, cho rằng kênh truyền hình này vi phạm chính sách của YouTube liên quan thông tin về đại dịch Covid-19.
Nga đang siết chặt các quy định đối với nhiều tập đoàn công nghệ và mạng xã hội. Nga cũng đang xem xét luật quy định các công ty công nghệ nước ngoài phải mở văn phòng đại diện tại nước này, trong đó có Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, YouTube, Gmail, Google, Amazon.
TTXVN