【kqbd ana】Hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô mở rộng dịch vụ cho doanh nghiệp siêu nhỏ

ho tro cac to chuc tai chinh vi mo mo rong dich vu cho doanh nghiep sieu nho

Năng lực quản trị tốt sẽ giúp các tổ chức tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn và mở rộng cho vay. Ảnh: N.Hiền

Thông tin được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo nâng cao năng lực quản trị cho các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam nhằm hỗ trợ các tổ chức này cải thiện hoạt động quản trị công ty được tổ chức tại TP.Cần Thơ ngày 1 và 2/2. Hội thảo do IFC – Thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới tổ chức với sự phối hợp của Quỹ Citi Foundation và Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam tổ chức.

Khoảng 50 thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) và lãnh đạo cấp cao của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam đã tham dự hội thảo nhằm thảo luận những thách thức chung về quản trị mà các tổ chức đang phải đối mặt.

Ông Kyle Kelhofer,ỗtrợcáctổchứctàichínhvimômởrộngdịchvụchodoanhnghiệpsiêunhỏkqbd ana Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, việc hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam tăng cường hoạt động quản trị công ty sẽ cải thiện năng lực của các tổ chức này nhằm cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn và mở rộng cho vay. Điều này sẽ bảo đảm tăng trưởng bền vững cho các tổ chức và có lợi cho khách hàng, bao gồm hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, phụ nữ và hộ gia đình thu nhập thấp, qua đó góp phần giảm nghèo trên cả nước.

Theo nghiên cứu của IFC, tại Việt Nam, cứ năm người trưởng thành thì mới có một người được tiếp cận với dịch vụ tài chính và chỉ có 8% trong số đó có tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức chính thức. Các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho dân số thu nhập thấp, tức là phục vụ cho khoảng 10 triệu người dân, nhiều người trong số này là phụ nữ và người nghèo.

Hội thảo này đã giúp những người tham dự đánh giá lại các chức năng quản trị chủ chốt của tổ chức mình, như HĐQT, tuân thủ, kiểm toán nội bộ, và xây dựng kế hoạch hành động để cải thiện hoạt động quản trị. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc Điều hành Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam, lĩnh vực tài chính vi mô của Việt Nam hiện đang phát triển với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nhỏ và phi lợi nhuận, hy vọng sẽ chuyển đổi thành các đơn vị theo định hướng thương mại với quy mô lớn hơn. Việc thực hiện các cải cách quản trị công ty để cải thiện hiệu quả, sự minh bạch, và quản lý rủi ro sẽ có vai trò tối quan trọng đối với quá trình chuyển đổi thành công của các tổ chức này.