【lịch thi đấu bings đá】DN phân phối nỗ lực đưa hàng Việt vào siêu thị

dn phan phoi no luc dua hang viet vao sieu thi

Các loại nông sản VietGAP được bày bán tại siêu thị Co.op mart. Ảnh: N.HUẾ

Còn nhiều hạn chế

TheânphốinỗlựcđưahàngViệtvàosiêuthịlịch thi đấu bings đáo nhận định từ đại diện của Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, Việt Nam là một đất nước có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với nhiều loại nông sản đa dạng như rau quả và các loại thủy, hải sản. Tuy nhiên nông sản địa phương vẫn gặp nhiều hạn chế khi kết nối với các kênh phân phối hiện đại vì một số lý do chính như: Sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng không ổn định, không đáp ứng yêu cầu dài hạn; chất lượng chưa đảm bảo, không ổn định, không đạt yêu cầu bao gói và vận chuyển; chưa đầu tư cho phương tiện sơ chế, vận chuyển; nông dân chỉ quen bán hàng qua thương lái, ngại liên hệ trực tiếp với đơn vị kinh doanh, chưa quen với phương thức kinh doanh hiện đại (đặt hàng qua fax/email, giao hàng đúng giờ,...). Trong các yếu tố trên, việc áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, kiểm soát việc sử dụng hóa chất và các chất phụ gia, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, nhãn hiệu và bao bì là những yếu tố rất quan trọng.

Về phía siêu thị Co.opmart, ông Nguyễn Thành Nhân - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, có 3 điểm cơ bản để các DN có thể đưa hàng vào hệ thống siêu thị Co.opmart. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là hàng hóa phải có chất lượng ổn định và đồng bộ. Điều này đòi hỏi các DN phải đầu tư vào công nghệ nâng cao năng suất lao động. Tiếp đến, các DN phải đảm bảo được các điều kiện cung ứng vì nếu hàng vào siêu thị rồi mà không tới được điểm bán thì cơ hội bán hàng cũng sẽ mất đi. Và cuối cùng là hàng hóa muốn vào siêu thị phải phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng. Cùng một mặt hàng, cùng một chất lượng nhưng các sản phẩm có tính độc đáo sẽ luôn được ưu tiên.

Ông Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ (thuộc siêu thị Big C) cũng cho rằng, hầu hết các nhà cung cấp khó tiếp cận được với kênh phân phối lớn là do thiếu tính chuyên nghiệp (mã số, mã vạch hàng không đúng chuẩn), số lượng hàng và quy mô nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, đa dạng.

Tích cực hỗ trợ nhà sản xuất

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian qua các nhà phân phối đã có nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất cải thiện chất lượng, mẫu mã hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như yêu cầu của các hệ thống phân phối hiện đại. Tiên phong trong hoạt động hỗ trợ này là Saigon Co.op. Từ năm 2009 đến nay Saigon Co.op đã ký kết với hơn 40 nhà cung cấp chiến lược và với Sở NN&PTNT thành phố và các tỉnh hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các HTX, các DN sản xuất các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP cung cấp cho người tiêu dùng. Với cách làm này, nhiều sản phẩm nông sản của các HTX như: Ngã Ba Dòng, Phước An, Thỏ Việt, Anh Đào... đã có đầu ra và giá ổn định khi được siêu thị Co.op mart bao tiêu sản phẩm.

Với chiến lược sử dụng nông sản Việt Nam là chủ yếu nên ngay từ khi có mặt tại Việt Nam Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã xây dựng ba chuỗi cung ứng về rau quả tại Đà Lạt, chuỗi thủy sản sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long và chuỗi rau an toàn tại khu vực phía Bắc thông qua việc đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ thuật canh tác, trồng trọt nhằm giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch, kiểm soát được quy trình và chất lượng. Việc phối hợp chặt chẽ với nhà phân phối giúp người nông dân có có kế hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường, cân đối được đầu vào đầu ra, kết nối với thị trường, đảm bảo mức giá tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, để đồng bộ theo tiêu chuẩn của Việt Nam, từ đầu năm 2014, Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam đã hỗ trợ nông dân trồng rau quả tại Đà Lạt chuyển đổi từ tiêu chuẩn của Metro (Metro Requirements) sang mô hình sản xuất VietGap. Sau hơn 6 tháng triển khai đến nay đã có 32 hộ nông dân trồng rau quả tại Đà Lạt chuyển đổi thành công. Sản lượng rau quả của 20 hộ nông dân trong số những nông dân đạt tiêu chuẩn VietGAP đợt đầu là khoảng 1.400 tấn/năm, tập trung vào các sản phẩm cà chua, bắp cải, cà tím, rau mùi, rau thơm… Theo kế hoạch, riêng trong năm 2014, Công ty Metro sẽ hỗ trợ ít nhất 50 hộ nông dân chuyển đổi thành công sang mô hình VietGAP. Bên cạnh các sản phẩm rau quả, Metro đã làm việc với Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) trong hoạt động chuyển đổi mô hình sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản sang mô hình VietGAP. Đầu năm 2014, hộ nông dân nuôi cá lóc đầu tiên tại tỉnh Cần Thơ cũng đã chuyển đổi sang mô hình VietGAP thành công.

Dù không trực tiếp hỗ trợ nông dân chuyển đổi theo mô hình VietGAP nhưng thời gian qua Big C đang tích cực trong việc phối hợp với nhà cung cấp vừa và nhỏ tại các tỉnh chuẩn hóa quy trình sản xuất. Cụ thể, thông qua Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ Big C, các nhà cung cấp vừa và nhỏ đã được hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện thiếu sót trong thực hiện mã số, mã vạch, chất lượng hàng… để đưa hàng vào Big C. Đến nay đã có hơn 113 nhà cung cấp vừa và nhỏ đưa hàng vào Big C thông qua việc hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô.