Cúp C1

【live bóng】Trường mừng, trường lo !

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Trường lớp giờ cũng tương đối khang trang, nhưng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập th live bóng

Trường lớp giờ cũng tương đối khang trang,ườngmừngtrườlive bóng nhưng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tập thể thao trong nhà trường đang là nỗi lo lớn.

Sân học thể dục của Trường THCS Vị Bình, huyện Vị Thủy, phải mượn ở trường mầm non.

Tạo điều kiện cho học sinh được phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất luôn là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm, nhưng giờ chuyện phát triển thể chất sao còn khó quá!

Nơi đi mượn sân tập

Có dịp quan sát và theo dõi suốt buổi học thể dục của học sinh Trường THCS Vị Bình, huyện Vị Thủy mới cảm nhận được hết nỗi khó khăn, vất vả mà các em đang gặp phải. Với khoảng sân cát rộng chừng hơn 40m2, nhờ mượn của trường mầm non kế bên, là nơi học sinh Trường THCS Vị Bình tham gia học tập thể dục hàng ngày. Thực trạng này đã kéo dài từ nhiều năm qua, khiến phụ huynh, giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường đau đáu trong lòng. Cô Nguyễn Thị Hà Bích, giáo viên giáo dục thể chất Trường THCS Vị Bình, chia sẻ: “Với điều kiện sân như hiện tại, trường rất khó trong việc rèn luyện thể thao cho các em, để tạo nguồn tham gia thi đấu. Mỗi khi trời mưa, tôi phải cho các em nghỉ, vì có nhiều vũng nước đọng, vừa dơ lại vừa gây nguy hiểm cho học sinh”. Do sân cát nên khi tiến hành kiểm tra thể dục, giáo viên không thể kẻ phấn để học sinh biết vạch xuất phát còn căng dây lại sợ các em bị té. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập thể dục tại trường.

Ở cấp THCS, các em phải tham gia tập luyện nhiều môn thể thao như: chạy ngắn, bài thể dục, nhảy xa, nhảy cao, đá cầu… nhưng với học sinh Trường THCS Vị Bình, điều đó dường như là không thể. Bởi, giậm nhảy thì không có chỗ giậm, nhảy xa thì phải đào cát lấp đi những lõm nước lớn,… huống chi là đến việc tham gia bóng chuyền, bóng đá. Em Cao Hoàng Duy, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Vị Bình, than: “Tụi em thích đá bóng và đánh bóng chuyền lắm, nhưng với điều kiện sân bãi thế này, giờ ra chơi tụi em còn không vui đùa được, chứ nói chi là chơi thể thao. Tụi em mong có được sân bê tông để học tập thể dục và vui chơi dễ dàng hơn, đi ngang các trường khác thấy có sân bãi tụi em thích quá trời”.

Đồng cảnh ngộ với Trường THCS Vị Bình, điểm phụ của Trường THCS Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp cũng khó y chang vậy. Cách điểm chính khoảng 5km là nơi điểm phụ học nhờ Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1. Các em phải học nhờ trên sân bóng đá mini của người dân gần đó. Sân được đổ cát, nhưng vẫn có nhiều nước đọng vũng khiến các em học thể dục rất vất vả, thầy cô nói với nhau khó phải ráng, có sân tập còn đỡ hơn không có. Em Trần Thị Bích Phượng, học sinh lớp 9B, Trường THCS Hòa Mỹ, nói: “Học sân cát trời nắng bị cát bay vào mắt, khi trời mưa nước đọng vũng không học được. Tụi em còn đỡ, tội nghiệp mấy bạn tham gia thi đấu thể thao cấp huyện, tỉnh phải đạp xe từ nhà ra điểm chính gần chục cây số để tập luyện”.

Cái khó này chưa nói đến, cái khó khác đã kéo đến. Từ tháng 10 âm lịch tới, sân sẽ được lấy lại để người chủ cất nhà, nên các thầy cô và học sinh đang lo không biết sẽ học thể dục ở đâu. Giọng đượm buồn, ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Mỹ, tâm sự: “Thấy thương cho mấy em ở điểm phụ đã thiếu thốn nhiều thứ giờ sân học thể dục cũng sắp không có. Trường có dự định mượn sân phơi lúa của những hộ dân gần trường để cho các em học, nhưng chưa biết được không nữa, nhưng ngặt nỗi dù mượn được thì tới mùa lúa các em cũng đâu thể tham gia thực hành được”.

Việc đầu tư sân bãi tập thể dục thường cũng nằm trong đầu tư cơ sở vật chất các trường học. Bởi vậy, khi trường chưa được nâng cấp hoặc chưa được đầu tư xây mới, chẳng giáo viên hay học sinh nào mơ có sân chơi đàng hoàng!

Nơi được đầu tư khang trang

Bên cạnh một số điểm trường gặp khó khăn về sân bãi tập luyện thể thao thì cũng có một số nơi gặp nhiều thuận lợi. Nhìn học sinh Trường Tiểu học Vị Thanh 3, huyện Vị Thủy đang mải mê chơi đá bóng trên sân cỏ nhân tạo của trường mới cảm nhận được hết sự hào hứng và phấn khởi trong mắt các em. Em Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa, học sinh lớp 5A1, Trường Tiểu học Vị Thanh 3, bày tỏ: “Có được sân bê tông tụi em tập thể dục thuận tiện lắm. Giờ có thêm sân bóng đá cỏ nhân tạo nữa, bạn nào cũng mừng bởi được vừa vui chơi, vừa rèn luyện sức khỏe”. Lúc trước, khi chưa có sân cỏ nhân tạo, học sinh của trường chơi đá bóng trên sân bê tông nên trầy xước tay chân rất nguy hiểm. Còn giờ thì không cần phải lo việc đó khi các em có thể vừa học, vừa chơi góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập.

Chia sẻ về điều này, thầy Đỗ Văn Khánh, giáo viên giáo dục thể chất Trường Tiểu học Vị Thanh 3, nói: “Sân được đưa vào hoạt động hơn nửa năm qua cả thầy và trò trường ai nấy cũng phấn khởi. Đây là tiền đề cơ bản giúp tạo nguồn cho thể thao của trường để tham gia thi đấu”. Ngoài giờ học chính thức trên lớp, vào mỗi buổi chiều, thầy Khánh lại dành ra hơn 1 giờ để tập luyện bóng đá cho các học sinh. Hiện tại, đội bóng nhí của thầy Khánh có hơn 10 thành viên từ lớp 2 đến lớp 5 tham gia tập luyện. Với đà phát triển này, trường hoàn toàn có thể thành lập một đội bóng tham gia thi đấu với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện.

Tuy nhiên, những trường may mắn như Trường Tiểu học Vị Thanh 3 cũng không nhiều và đây cũng là trường được đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Riêng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh cơ sở vật chất đầu tư cho thể thao cơ bản được hoàn thành, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tập luyện của các em khi sân được bê tông hóa.

Đầu tư cho sân thể thao tại các điểm trường là một nhu cầu cần thiết và thật sự quan trọng. Khi điều kiện sân thể thao được ổn định sẽ góp phần không nhỏ giúp các em học sinh rèn luyện sức khỏe ngay tại trường, đồng thời tạo nguồn cho thể thao tỉnh nhà trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại có quá nhiều cái khó. Nhiều trường mong mỏi có được sân chơi, sân tập đàng hoàng mà chưa được.

Địa phương than không có tiền đầu tư !

(HG) - Chia sẻ về điều này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hùng Nhiên bày tỏ: “Chuyện thiếu sân tập, sân chơi cho học sinh cũng là trăn trở của ngành. Đối với cấp THPT có nguồn đầu tư từ tỉnh, nên tạm ổn. Còn cấp mầm non, tiểu học, THCS, các huyện, thị, thành phố sẽ có kinh phí riêng để đầu tư. Hiện tại, chúng tôi cũng biết có nhiều trường rất khó khăn về vấn đề sân bãi phục vụ học tập thể dục, sở đã nêu ý kiến với lãnh đạo các huyện, để có sự phân bổ, nhưng đến nay vẫn chưa hết khó, vì nhiều địa phương nói không có tiền”.

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap