【bảng xếp fifa】Chủ nghĩa bảo hộ “cản chân” hội nhập kinh tế như thế nào?

chu nghia bao ho can chan hoi nhap kinh te nhu the nao

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn.

Xuất khẩu tăng sang các nước có FTA

Phát biểu tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2018 do Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức sáng nay 4/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017.

Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường các nước có FTA với Việt Nam đều có tốc độ tăng cao so với năm 2017. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước, qua đó đã cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội từ hội nhập và thực thi các FTA.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra: Vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế; vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế…

Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Về phía trong nước, Việt Nam vẫn đang tích cực, kiên trì đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở cho hội nhập toàn diện. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, có thể thấy, kinh tế toàn cầu có một số dấu hiệu thay đổi, theo hướng phức tạp và khó dự đoán hơn. Diễn biến tình hình kinh tế thế giới gần đây cho thấy chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng tới tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Một số quốc gia trước kia vốn đi đầu trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại nay lại trở thành yếu tố ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống thương mại đa phương nói riêng và của cả quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới nói chung. Đặc biệt đáng lưu ý là, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ với một số đối tác, đặc biệt với Trung Quốc vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường.

4 thách thức với kinh tế Việt Nam

Xung quanh những hiện tượng và xu thế mới trong kinh tế và thương mại quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ thắng Hải cũng nhấn mạnh: Chủ nghĩa bảo hộ ngày càng nổi lên rõ nét hơn. Các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại được các nước sử dụng nhiều hơn. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có hàng chục nghìn biện pháp có tác động hạn chế thương mại từ năm 2008 trở lại đây. Xung đột thương mại, cạnh tranh chiến lược, và cọ sát kinh tế giữa các nền kinh tế chủ chốt có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thực sự nóng lên kể từ đầu năm 2018.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ rõ: Những xu thế trên cũng kéo theo không ít thách thức đối với một nền kinh tế mở như Việt Nam.

Thứ nhất, xử lý hài hòa yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều bất định là không dễ. Các nghiên cứu cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể làm tăng trưởng GDP toàn cầu suy giảm, dù ở mức độ khác nhau tùy theo kịch bản. Nếu chính sách ứng phó thiếu linh hoạt, Việt Nam có thể rơi vào suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai,thách thức đối với duy trì cải cách sẽ lớn hơn nếu quá tập trung hơn vào xử lý tác động bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nói riêng và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ nói chung. Trong khi đó, chậm trễ trong cải cách có thể ảnh hưởng đến động lực cho doanh nghiệp cũng như khả năng bắt kịp, đi cùng và vượt lên các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ ba,Việt Nam phải đối mặt với tác động chuyển hướng thương mại từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Xử lý thách thức này càng khó hơn khi thương mại điện tử xuyên biên giới đã phổ biến hơn, đi kèm với rủi ro tấn công an ninh mạng. Một số nhà đầu tư có thể chuyển địa điểm từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khi đó, việc sàng lọc các dự án phù hợp với yêu cầu trên cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường là một nhiệm vụ khó khăn.

Thứ tư,cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới tăng trưởng và thương mại toàn cầu, lan truyền làn sóng bảo hộ sang các thị trường khác. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào nhiều thị trường có thể gặp phải các biện pháp hạn chế thương mại. Bản thân việc USD lên giá và rủi ro các nước khác phá giá nội tệ cũng làm tăng thách thức đối với điều hành tỷ giá.

Xung quanh câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, TS. Sudhir Shetty, Kinh tế gia Trưởng Khu vực Đông Á, Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho rằng: Việt Nam nên tăng cường khả năng đối phó về kinh tế vĩ mô đối với biến động về tài chính và thương mại quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia với các chính sách tạo thuận lợi thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố mối liên hệ giữa đầu tư nước ngoài và các nhà cung ứng trong nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải cách sâu rộng thương mại và đầu tư, bao gồm đơn giản hóa các biện pháp phi thuế quan gây méo mó thương mại, thúc đẩy thương mại dịch vụ, tăng cường chiều sâu hội nhập khu vực (và toàn cầu)...