【ket quả .net】Thách thức với ngành nông nghiệp

Với tình hình dịch bệnh trên cây trồng,ứcvớingnhnngnghiệket quả .net vật nuôi đang có xu hướng bùng phát mạnh, đồng thời thiên tai ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân nên đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ.

Ngành nông nghiệp tỉnh, huyện đang tăng cường thăm đồng để hỗ trợ nông dân phòng, trị các sinh vật gây hại trên lúa Hè thu.

Qua hơn 4 tháng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành tỉnh và chính quyền địa phương nên Hậu Giang tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả bước đầu ấn tượng trên các lĩnh vực. Điển hình là lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu… đều tăng so với cùng kỳ và hiện đạt từ 25-40% kế hoạch. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng cũng đang đối mặt nhiều khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ.   

Nỗi lo dịch bệnh, thiên tai

Một trong những vấn đề lo lắng nhất hiện nay của ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở và nông dân là tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang có chiều hướng bùng phát mạnh và gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Bởi qua thống kê của ngành thú y tỉnh, chỉ trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5 này, toàn tỉnh ghi nhận đến 6 ổ dịch. Đặc biệt, trong số này có bệnh dịch tả lợn (heo) châu Phi (DTLCP). Cũng trên heo, ngành thú y còn ghi nhận bệnh lở mồm long móng và tai xanh trên địa bàn huyện Châu Thành A, với tổng số heo chết và tiêu hủy gần 100 con. Bên cạnh đó, ngành thú y còn ghi nhận 2 ổ dịch H5N1 trên gia cầm (gà), trong đó có một ổ dịch ở thị xã Ngã Bảy và một ổ dịch ở huyện Vị Thủy, với tổng số gà mắc bệnh, chết, tiêu hủy đến thời điểm này hơn 10.800 con. Một thông tin mới nhất là sáng ngày 13-5, ngành thú y tiếp tục ghi nhận một ổ dịch tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành và đang trong quá trình lấy mẫu kiểm tra kết quả, đồng thời tiến hành xử lý các bước theo quy định. 

Dịch bệnh trên heo đang là nỗi lo của ngành chức năng và người chăn nuôi. 

Bên cạnh nỗi lo dịch hại đang bùng phát mạnh thì người chăn nuôi tỏ ra thắc mắc là dù trước đó đàn heo, gà của mình có tiêm vắc-xin phòng bệnh nhưng lại mắc ngay bệnh đã được tiêm ngừa. Lý giải nguyên nhân, ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho rằng: Vấn đề thắc mắc của bà con cũng là sự đau đầu của các nhà khoa học trong thời gian qua mà chưa có giải pháp khắc phục. Bởi mức độ bảo hộ của vắc-xin chỉ đạt khoảng 70%, phần 30% còn lại cộng với quy trình nuôi không tốt thì heo vẫn mắc đúng bệnh mà ta đã tiêm phòng trước đó. Mặt khác, còn một số nguyên nhân dẫn đến gia súc, gia cầm mắc bệnh như: Công tác quản lý vắc-xin tại chỗ và từ nơi nhận vắc-xin đến hộ chăn nuôi, kỹ thuật tiêm, sự hấp thụ vắc-xin của từng cá thể…

Bên cạnh đó, tình hình dịch hại trên cây lúa cũng đang diễn biến phức tạp do thời tiết trong thời gian qua nắng nóng gay gắt và lúc này còn kết hợp với mưa đầu vụ. Trong đó, dịch hại đáng lo ngại là đối tượng rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) bắt đầu xuất hiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trong thời gian tới. Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, đến ngày 13-5, toàn tỉnh ghi nhận có 2.209ha lúa Hè thu bị các đối tượng dịch hại tấn công, riêng đối tượng rầy nâu là 190ha, mật số từ 750-1.500 con/m2 và có 283ha nhiễm bệnh VL-LXL, trong đó có 10ha nhiễm từ 3-5%, 273ha nhiễm từ 0,1-1%.

Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, cho biết: Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống gần 70.000ha lúa Hè thu. Hiện lúa trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng nên đây là thời điểm dễ phát sinh nhiều dịch bệnh, trong đó rầy nâu và bệnh VL-LXL luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay càng tạo ra sự lo lắng cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân.

Cùng với dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng thì tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay cũng diễn biến phức tạp và đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống người dân. Điển hình là tình hình nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao điểm vào ban ngày từ 36-37oC đã ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng, rau màu. Bên cạnh đó, độ mặn với nồng độ cao thường xuyên xuất hiện và lấn sâu vào các tuyến sông, kênh trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, trong đó độ mặn cao nhất đã lên đến 12‰. Riêng vào thời điểm này, do xuất hiện nhiều cơn mưa đầu mùa đã làm giảm nồng độ mặn nhưng tại một số điểm chính ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, độ mặn vẫn còn mức từ 4-7‰ nên nhiều vùng sản xuất lúa ở hai địa phương trên vẫn chưa thể xuống giống lúa Hè thu, đồng thời nhiều vùng cây ăn trái bà con vẫn tích cực phòng, chống xâm nhập mặn.

Bên cạnh nước mặn thì tình hình sạt lở bờ sông cũng diễn ra gay gắt không kém. Tính riêng tháng 4 vừa qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 4 điểm sạt lở, nâng tổng số từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 15 điểm sạt lở (huyện Châu Thành 12 điểm, huyện Châu Thành A 1 điểm, thị xã Ngã Bảy 2 điểm) với tổng chiều dài 381m, diện tích mất đất 1.982m2, ước tổng thiệt hại 876 triệu đồng, tăng 614 triệu đồng so cùng kỳ. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Theo Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa đang đến sớm hơn cùng kỳ và tuy mới bước vào đầu mùa nhưng đã xuất hiện những cơn áp thấp nhiệt đới nên khả năng thời tiết năm nay sẽ diễn biến phức tạp, nhất là bão, giông, lốc xoáy nên các địa phương cần cảnh giác trong vấn đề này. 

Thực hiện nhiều giải pháp

Một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan của tỉnh đang tích cực thực hiện là đề ra nhiều giải pháp trong việc phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là DTLCP đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Trước mắt, UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh khẩn trương soạn thảo để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản xử lý 2 ổ DTLCP đã xảy ra. Trong đó, có gắn thêm lực lượng công an, quân sự cùng tham gia mà nòng cốt là cán bộ thú y để đảm bảo công tác xử lý đúng quy định, không ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài công việc trước mắt trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hiểu tác hại của bệnh DTLCP. Qua đây, khi bà con thấy heo có dấu hiệu mắc bệnh sẽ nhanh chóng báo cho ngành chức năng địa phương đến xử lý kịp thời, tránh tình trạng người dân kêu thương lái đến mua hoặc khi có heo chết thì vứt bừa bãi. Bên cạnh đó, đội kiểm tra liên ngành lưu động tại các địa phương cần phát huy hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập, xuất heo thịt và sản phẩm từ heo khi ra, vào địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các địa phương có giải pháp hỗ trợ kịp thời về kinh phí cho hộ dân có heo mắc bệnh bị tiêu hủy và có kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh DTLCP để họ đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Cùng với các nhiệm vụ trên, hiện ngành thú y tỉnh và cơ sở đang phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh và tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên heo. Đồng thời, tăng cường kiểm tra tại các cơ sở giết mổ tập trung, cũng như tổ chức tốt công tác kiểm dịch động vật. Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc khuyến cáo bà con tiêm vắc-xin phòng bệnh lần hai cách 30 ngày so với lần đầu. Có như vậy, việc chủ động phòng bệnh trên đàn gia súc và gia cầm sẽ hiệu quả hơn”. Còn bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, cho hay: “Đơn vị sẽ không ngừng theo dõi và quản lý rầy nâu, bệnh VL-LXL trên lúa Hè thu, trong đó thường xuyên lấy mẫu rầy nâu từ các bẫy đèn trên địa bàn tỉnh để gửi cơ quan chuyên môn phân tích. Khi phát hiện vùng nào có vi-rút truyền bệnh VL-LXL thì kịp thời thông báo cho người dân biết để phối hợp phòng trị đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ mang tính chất tham khảo nên công việc trọng tâm là sự chủ động phòng bệnh của nông dân nhằm bảo vệ tốt cho cây lúa của mình đến ngày thu hoạch, đảm bảo đạt năng suất cao...”.

Từ những khó khăn, thách thức mà lĩnh vực nông nghiệp đã và đang gặp phải nên theo dự báo của ngành thống kê tỉnh thì đến khi kết thúc quý II, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của khu vực I dù có phát triển nhưng khả năng đạt ở mức khá. Thế nhưng, với tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đang có chiều hướng tăng như hiện nay, nếu không thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ như đã đề ra thì GRDP của khu vực I sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những quý tới. Do đó, đòi hỏi ngành chức năng có liên quan phải quyết liệt hơn trong việc triển khai nhiệm vụ của mình.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC