Tính đến hết năm 2017,ểmsoátchấtlượngsảnphẩmtạichợđầumốicònnhiềulỗhổtỷ số bóng đá nga cả nước có 8.539 chợ, trong đó có gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần các chợ thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ, số lượng chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom, phát luồng hàng hóa trên cả nước còn khiêm tốn (cả nước có 83 trận đầu mối, chiếm 0,97 % tổng số chợ của cả nước). Các tỉnh tập trung nhiều chợ đầu mối là Thanh Hóa (11 chợ), Quảng Bình (11 chợ), Hà Nội (6 chợ), Đồng Tháp (3 chợ), Tiền Giang (3 chợ), Hưng Yên (4 chợ), Hồ Chí Mình (3 chợ), Nam Định (3 chợ)…, chủ yếu là chợ đầu mối nông sản tổng hợp.
Các chợ đầu mối được hình thành và tập trung chủ yếu ở vùng có quy mô dân số lớn, có nhiều cơ sở tiêu thụ lớn, vừa là đầu mối giao thông với hệ thống, kết cấu hạ tầng phát triển hoặc vùng sản xuất nông sản tập trung, có sản lượng lớn và cơ cấu đa dạng. Phạm vi ảnh hưởng chính của các chợ đầu mối là liên tỉnh và liên vùng.
Theo ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và các dịch vụ kèm theo thì hoạt động mạng lưới chợ nói chung, chợ đầu mối nói riêng vẫn tiếp tục thể hiện và khẳng định chức năng của mình trên thị trường.
Chợ đầu mối là một kênh tiêu thụ hiệu quả, kết nối sản xuất với phân phối và tiêu dùng; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của các nhà bán buôn, bán lẻ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tham gia bình ổn giá thị trường, giải quyết việc làm cho nhiều lượt lao động trên địa bàn chợ hoạt động; là nơi kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng nhằm dảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng.