【bong đa 7m】Người hùng cứu cháu bé rơi 'đánh thức' lòng trắc ẩn cộng đồng

Một ngày cuối tháng 2 năm nay,ườihùngcứucháubérơiđánhthứclòngtrắcẩncộngđồbong đa 7m anh Nguyễn Ngọc Mạnh từ một lái xe tải bình thường đã trở thành “người hùng” trên mạng xã hội.

12h đêm khi thấy nhà báo vẫn tìm tới tận nhà, chị Phùng Thị Thuỷ - vợ Mạnh mới biết chồng mình đã làm một việc khiến cả cộng đồng cảm phục.

Mẹ anh - bà Nguyễn Thị Nhẫn sau khi xem lại clip cũng thấy thót tim. Khi bình tĩnh lại, bà mới nghĩ rằng, có lẽ trong tình huống ấy, ai cũng sẽ làm như con trai bà – dang tay ra đỡ đứa bé sắp rơi khỏi ban công tầng 12A toà nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội).

“Đó là tiếng gọi của tình phụ tử. Nhìn thấy tình huống đó, bất cứ ông bố nào cũng sẽ dang tay ra. Con vật còn che chở cho con, huống gì con tôi là đàn ông đã lập gia đình, hiểu được tình phụ tử là như thế nào”.

Câu chuyện Nguyễn Ngọc Mạnh không chỉ làm “dậy sóng” cộng đồng mạng mà còn làm xôn xao cả một xã ngoại thành thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội – nơi Mạnh và gia đình đang sinh sống.

Có lẽ hành động đẹp của anh đã “đánh thức” lòng trắc ẩn trong mỗi con người mà lâu nay thường bị bỏ quên giữa vòng xoáy xô bồ của xã hội hiện đại.

Tìm về nhà Mạnh, sau khi tiếp xúc với vợ anh, ta mới thấy hành động ấy không chỉ là hành động nhỏ trong khoảnh khắc. Nó là một cử chỉ mà người thân của anh không ai bất ngờ, bởi anh vẫn luôn sống như thế từ trước tới nay.

{ keywords}
Anh Mạnh miêu tả lại hành động dang tay đỡ cháu bé.

Người vợ trẻ kể lại, khi về tới nhà, anh vẫn còn run. “Lúc nhìn thấy bé vắt vẻo trên lan can, anh không nghĩ được gì nhưng khi đã đỡ được bé trên tay, anh mới thấy mình run bần bật. Anh bảo, lúc ấy anh chỉ nghĩ đến con mình, nếu con mình bị như thế này thì đau xót đến chừng nào”.

Mạnh vốn là người sống rất tình cảm, hay thương người. Bà Nhẫn kể, nhiều khi anh đi làm về, thấy các cụ già bán rau bên đường lúc đêm hôm, mưa gió là mua hết sạch hàng cho người ta được về sớm. Có lần anh nhặt được một con vịt bị trói chân, anh cũng mang về nhà, cắt dây trói và ra thả ngoài ao làng. Lần khác, đi đường nhặt được con ba ba, Mạnh cũng mang về nhà thả vào chậu nước rồi mang đi phóng sinh.

Ở ngoài như thế, về nhà, Mạnh cũng luôn cư xử nhẹ nhàng và tình cảm với vợ con. “Tôi yêu và thương anh ấy vì tính tốt bụng, thương con người của anh ấy. Nhưng khi đã lấy nhau, chính tính cách ấy cũng không ít lần khiến tôi bực mình, nói mãi mà anh ấy vẫn không nghe” – chị Thuỷ tâm sự.

Bà mẹ 2 con nói rằng, vì chồng tốt tính quá nên hay bị người ta lợi dụng. Nhưng anh luôn “cãi” lại vợ: “Thôi, coi như mình cho người ta. Mình sẽ được ông Trời cho những niềm vui khác". Lúc nào anh cũng nói như vậy mỗi khi vợ ấm ức thay anh những lần anh vì tốt bụng mà thiệt thòi.

Chị Thuỷ nhớ một lần 2 vợ chồng to tiếng với nhau chỉ vì chuyện anh quá thương người. “Có một sự việc được cảnh báo trên cả tivi về một người phụ nữ hằng ngày dắt 1 đứa trẻ giữa trời nắng chang chang trên chiếc cầu anh Mạnh vẫn đi làm qua. Chị ta lợi dụng lòng tốt của mọi người để nhận tiền. Nhưng lần nào đi qua chiếc cầu ấy, chồng tôi cũng cho chị ấy tiền.

Tôi bực mình quá nên cằn nhằn với anh ấy mãi. Anh ấy bảo, anh biết là người phụ nữ kia lừa đảo vì ngày nào anh cũng thấy người ta cũng dắt đứa bé vào đúng giờ đó. Anh cho tiền vì thương đứa bé, chứ không phải vì tin người phụ nữ kia. Tôi có nói lại: "Anh thử không cho người ta 1 ngày thôi, để tiền đấy mang về thì con anh mua được thêm 2 cái bỉm, có phải em đỡ khổ không?". Anh trả lời: "Anh biết nhưng thôi, vợ cố gắng’”.

{ keywords}
Mái tôn bị lõm nơi Mạnh đứng lên để đỡ cháu bé.

Có lần, anh xin vợ 5 nghìn đồng, chị hỏi anh lấy tiền làm gì, anh bảo để mua bánh mỳ kẹp thịt. Công ty cho 30 nghìn đồng tiền ăn trưa thì anh biếu người phụ nữ ấy mất 20 nghìn, chỉ còn 10 nghìn đủ ăn cái bánh mỳ. “Anh bảo xin thêm 5 nghìn để mua bánh mỳ kẹp thịt hoặc ăn bánh mỳ uống hộp sữa” – chị Thuỷ phì cười khi nhắc lại câu chuyện. 

Nói mãi chồng không nghe, chị kể chuyện cho mẹ chồng, hy vọng mẹ nói thì anh nghe. Nhưng bị mẹ mắng, anh cũng chỉ im lặng, bảo: “Mẹ cứ kệ con”. Nghe vợ cằn nhằn nhiều quá, anh cáu với vợ: “Anh nói lần cuối cùng nhé, là anh thương đứa bé nên em đừng có nói nhiều nữa”.

Lần đầu tiên thấy chồng trợn mắt, nói to với vợ, chị Thuỷ biết cảm xúc của chồng “đang lên đến đỉnh điểm rồi” nên chị im lặng. 

Sau khi cháu bé 2 tuổi được cứu sống khoẻ mạnh, người nhà cháu ngỏ ý xin đến tận nhà cảm ơn anh. Nhưng anh bảo chỉ cần nhận lời cảm ơn là vui rồi. Anh vẫn nói với vợ rằng “tiếc là không thể làm gì để cháu bé đỡ đau hơn”.

Ghi nhận hành động nhân văn và dũng cảm của Mạnh, chính quyền các cấp và ban ngành đã viết thư khen ngợi, tặng bằng khen biểu dương ông bố 2 con.

Đánh giá cao hành động tử tế của Nguyễn Ngọc Mạnh, báo VietNamNet đã bầu chọn anh vào danh sách đề cử giải thưởng Nhân vật truyền cảm hứng năm 2021. Mời bạn đọc bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY. 

{ keywords}

Nguyễn Thảo                                 

Vợ anh Nguyễn Ngọc Mạnh: ‘Có 30 nghìn ăn trưa, anh ấy còn cho người ta 20 nghìn’

Vợ anh Nguyễn Ngọc Mạnh: ‘Có 30 nghìn ăn trưa, anh ấy còn cho người ta 20 nghìn’

“Biết người phụ nữ dắt đứa trẻ trên cầu là dàn cảnh để xin tiền nhưng chồng tôi vẫn cho. Khi tôi cằn nhằn, anh nói: “Anh cho tiền vì thương đứa bé chứ không phải tin người phụ nữ kia”.