Báo Công Thương tổ chức tọa đàm “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn trong bán hàng đa cấp” Lời cảm ơn |
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo Công Thương ra số đầu tiên (1/4/2008-1/4/2023),ờicảmơncủaBáoCôngThươngnhânkỷniệmngàyrasốbáođầutiêtỷ lệ % các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và nhiều địa phương, cộng tác viên, bạn đọc của Báo Công Thương đã gửi điện, thư đến trụ sở Báo Công Thương tại Hà Nội và các cơ quan thường trú tại TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng để chúc mừng, cổ vũ, động viên những người làm Báo Công Thương với tình cảm thân thiết; đồng thời đóng góp với Báo nhiều ý kiến chân thành, quý báu.
Ban Biên tập, Ðảng ủy, Liên Chi hội Nhà báo và tập thể những người làm Báo Công Thương trân trọng cảm ơn đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, các đồng chí Thứ trưởng, các Cục, Vụ thuộc Bộ; các bộ, ngành, Hiệp hội, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, đoàn thể, địa phương và các cá nhân đã dành cho Báo Công Thương sự quan tâm và những tình cảm sâu sắc. Tập thể những người làm Báo Công Thương sẽ nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng các ấn phẩm, không ngừng phấn đấu để đưa Báo Công Thương trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện lớn mạnh, thông tin trung thực, toàn diện hoạt động của ngành Công Thương cũng như chuyển tải thông tin chính trị, kinh tế - xã hội đất nước.
Ngược dòng lịch sử, ngày 14/5/1951, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Tháng 11/1951, trên cơ sở tờ tin Mặt trận Kinh tế, Tập san Công Thương được xuất bản và phát hành số đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc.
Báo Công Thương gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan, đơn vị |
Tháng 9/1955, Bộ Công Thương được tách ra làm hai Bộ Thương nghiệp và Bộ Công nghiệp. Theo đó, Tập san Công Thương cũng chuyển thành Báo Thương nghiệp - cơ quan của Bộ Thương nghiệp. Cùng với Báo Thương nghiệp, những năm đầu của thập niên 70 thế kỷ XX, Báo Ngoại thương (sau là Báo Kinh tế đối ngoại), Báo Vật tư của hai Bộ Ngoại thương, Vật tư cũng được thành lập. Giữa năm 1990, các Bộ Nội thương, Kinh tế đối ngoại, Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (sau là Bộ Thương mại) và tháng 7/1990, ba tờ báo ngành cũng được hợp nhất và đổi tên là Báo Thương mại. Giữa năm 1996, Báo Công nghiệp Việt Nam - Cơ quan của Bộ Công nghiệp - cũng được thành lập. Là cơ quan ngôn luận của hai Bộ kinh tế mũi nhọn của đất nước, Báo Thương mại cũng như Báo Công nghiệp Việt Nam luôn nhận được những lời động viên, khích lệ từ các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ.
Sau khi hợp nhất Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương, ngày 14/2/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 0959/QĐ-BCT hợp nhất Báo Thương mại và Báo Công nghiệp Việt Nam thành Báo Công Thương. Ngày 31/3/2008, Báo Công Thương đã làm Lễ ra mắt giới thiệu ấn phẩm mới và phát hành chính thức vào ngày 1/4/2008.