【trận đấu lorient】Công ty Quản lý tài sản giúp khơi thông dòng vốn
Đổi nợ lấy trái phiếu
Ngày 22-5,ôngtyQuảnlýtàisảngiúpkhơithôngdòngvốtrận đấu lorient Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18-5 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo Nghị định, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Công ty quản lý tài sản là DN đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN. Công ty được thực hiện các hoạt động như: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phẩn của khách hàng vay...
Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện mới được Công ty Quản lý tài sản mua. Cụ thể: Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của NHNN.
Theo số liệu công bố của NHNN tính đến 31-3-2012, số liệu nợ xấu của bốn ngân hàng quốc doanh chiếm tới 50,5% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Như vậy mặc dù chưa có con số chính thức của NHNN công bố về nợ xấu của từng ngân hàng nhưng có thể thấy, nợ xấu từ các ngân hàng TMCP Nhà nước vẫn chiếm phần lớn. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn, tài sản có tỷ lệ nợ xấu là 6,1% tính đến cuối tháng 6-2012, theo báo cáo của Agribank.
Cũng theo Đề án, Công ty Quản lý tài sản sẽ có vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng được cấp từ nguồn vốn của NHNN và sẽ phát hành trái phiếu không trả lãi định kỳ để đổi lấy nợ xấu của các ngân hàng. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, các ngân hàng được phép cầm cố trái phiếu này để vay tiền mặt trên thị trường mở.
Nguyên tắc mua nợ xấu của VAMC là mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ sau khi đã khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể mà tổ chức tín dụng đã trích lập cho khoản nợ đó. Ngân hàng thương mại giữ trái phiếu được yêu cầu sẽ phải trích lập dự phòng thấp nhất 20%/năm giá trị của các trái phiếu cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
Cơ chế xử lý nợ xấu
Trao đổi về cơ chế hoạt động của VAMC, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, các ngân hàng thương mại sẽ bắt buộc phải bán nợ xấu, nếu không bán thì NHNN sẽ thanh tra toàn diện. Hình thức là sẽ bán lại nợ xấu theo giá trị sổ sách ở thời điểm hiện tại, để các ngân hàng không còn cớ để trì hoãn.
Điều này là quy định nhằm tránh trường hợp đã từng xảy ra khi DN từ chối không bán nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn động của DN thuộc Bộ Tài chính. Ông Nghĩa cho biết thêm, sau khi nợ xấu được chuyển về cho Công ty Quản lý tài sản rồi cần được giải quyết càng nhanh càng tốt, trong đó có giải pháp bán nợ. Tuy nhiên công việc này cũng đòi hỏi một cơ chế bán nợ được thiết lập hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như phải nâng cao hệ thống cơ sở dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN.
Khi được hỏi về nhận định của mình có bao nhiêu nợ xấu sẽ được Công ty Quản lý tài sản giải quyết, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đề án Công ty Quản lý tài sản đặt ra mục tiêu giải quyết 100.000 tỷ đồng nợ xấu và chắc chắn sẽ giải quyết được số nợ xấu này.
Đồng tình với dự đoán này của TS. Lê Xuân Nghĩa, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, với cơ chế hoạt động đặc thù của Công ty Quản lý tài sản, phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng được giải quyết. Cũng theo Đề án, khi số nợ xấu được chuyển giao cho Công ty Quản lý tài sản cũng có nghĩa là “hồ sơ” nợ xấu của DN được làm sạch, do đó, các DN có điều kiện tiếp cận thêm nguồn vốn mới của ngân hàng, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều này cũng có nghĩa là sau 5 năm, khi thời hạn trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản đáo hạn, cả DN và ngân hàng đều được hỗ trợ xử lý nợ xấu, các yếu tố kích cầu khác cũng có đỗ trễ chính sách để mang lại hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường sẽ hội tủ đủ điều kiện để bứt phá.
Hồ Huệ