Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark của Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nghị sỹ Qarehkhani được truyền thông dẫn lời cho biết một ủy ban đặc biệt thuộc Quốc hội Iran đã được thành lập để xử lý vấn đề hàng đổi dầu của nước này.
Theểchỉmuahagravenghoacuteacủacaacutecnướcnhậpdầutừkèo mỹo nghị sỹ Qarehkhani, kế hoạch này được xúc tiến nhằm giúp Tehran khắc phục những tác động tiêu cực của những lệnh trừng phạt từ Washington.
Nghị sỹ Qarehkhani, đồng thời là người phát ngôn của Ủy ban Năng lượng của Quốc hội Iran, nêu rõ: "Việc thành lập ủy ban này có nghĩa chúng tôi sẽ mua các hàng hóa với điều kiện phải mua dầu thô của Iran và điều này sẽ hạn chế những tác động từ việc giảm xuất khẩu dầu của Iran."
Theo nghị sỹ Qarehkhani, Iran không thể chuyển ngoại tệ (USD hay euro) từ việc bán dầu về nước này do những vấn đề liên quan tới ngân hàng.
Do đó, Iran sẽ nhập khẩu hàng hóa từ đối tác mua dầu của mình như Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc, biện pháp đã từng áp dụng trong những lần bị trừng phạt trước đó.
Iran là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nằm trong nhóm 4 nước đứng đầu thế giới về sở hữu cả trữ lượng dầu và khí tự nhiên.
Iran hiện xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày trên tổng sản lượng hơn 3 triệu thùng mỗi ngày.
Dầu vẫn là nguồn thu chính của quốc gia Trung Đông này và chiếm khoảng 40% nguồn thu ngân sách của chính phủ.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran hiện đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ những lệnh trừng phạt của Mỹ.
Iran đã gặp khó khăn, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu dầu mỏ khi Mỹ đang siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với nhiều cá nhân và thực thể ở nước này.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ bắt đầu triển khai ở "mức cao nhất" của các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Tehran.
Mỹ đã gây sức ép đối với các nước nhập khẩu dầu mỏ từ Iran bằng cách yêu cầu những nước này ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Tehran từ ngày 4-11 tới, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt do Washington áp đặt.