【bảng xếp hạng đá bóng thế giới】Nâng cao nhận thức hội nhập quốc tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đào tạo nghề,ângcaonhậnthứchộinhậpquốctếchođồngbàodântộcthiểusốbảng xếp hạng đá bóng thế giới giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững Sơn La: Phát triển chuỗi liên kết cho đồng bào dân tộc |
Theo số liệu của Trung tâm WTO thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 15 Hiệp định đã có hiệu lực và 2 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012 và hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Cùng với đó là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 12/2015, hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Nhiều địa phương chú trọng nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế cho đồng bào dân tộc |
Theo các chuyên gia kinh tế hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu và đã trở thành xu thế lớn của thế giới hiện đại. Thời gian qua, hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư và tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, hội nhập quốc tế đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức và tác động không nhỏ đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thậm chí, có thể làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước. Bởi địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn ở xa trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, huyện; giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tiếp cận, cập nhật thông tin nói chung và các thông tin về hội nhập quốc tế nói riêng còn nhiều bất cập.
Cùng với đó, điều kiện sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số mang tính nhỏ lẻ, vẫn còn đậm tính tự cấp, tự túc đã tác động không nhỏ đến việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa vùng dân tộc miền núi. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, song mới dừng lại ở việc tuyên truyền các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chưa chú trọng tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về hội nhập quốc tế… theo đó, việc nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của hội nhập quốc tế cho đồng bào dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết.
Để việc tuyên truyền hội nhập quốc tế mang lại hiệu quả cao, nội dung, phương pháp tuyên truyền cần được đổi mới phù hợp với trình độ dân trí và lối tư duy, nhận thức của đồng bào. Cùng với đó, các địa phương miền núi cũng cần đẩy mạnh việc bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; chú trọng đào tạo các ngành nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp; tăng cường các giải pháp ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài vào địa bàn có nhiều tiềm năng nhưng kinh tế còn chậm phát triển.
Để việc tuyên truyền hội nhập quốc tế mang lại hiệu quả cao, nội dung, phương pháp tuyên truyền cần được đổi mới phù hợp với trình độ dân trí và lối tư duy, nhận thức của đồng bào |
Trên thực tế, thời gian qua việc nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được nhiều địa phương triển khai, thực hiện. Cụ thể, UBND tỉnh Điện Biên tháng 2/2022 đã ban hành Kế hoạch số 414/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Với kế hoạch trên, bên cạnh nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về hội nhập kinh tế nói chung và Hiệp định RCEP nói riêng, tỉnh Điện Biên sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục hội cho hội nhập kinh tế thông qua tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao, phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tương tự với Điện Biên, tỉnh Lào Cai những năm gần đây cũng đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc về cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, để tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, tỉnh Lào Cai đã tăng cường quan hệ đối tác với các định chế tài chính lớn và nhiều tổ chức phi chính phủ trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)… Nhờ đó, đã thu hút hơn 3.700 tỷ đồng dòng vốn đầu tư ODA vào Lào Cai. Hiện có 31 tổ chức phi chính phủ đăng ký hoạt động tại Lào Cai, trong đó 27 tổ chức đã và đang triển khai các dự án hỗ trợ, hợp tác với vốn tài trợ hơn 230 tỷ đồng.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được tỉnh Lào Cai xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Mở rộng đối ngoại và hội nhập sẽ được cụ thể hóa thành đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với mục tiêu: Tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là xây dựng quan hệ toàn diện, sâu sắc, hiệu quả hơn giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đảm bảo đường biên giới ổn định, làm tiền đề cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Lào Cai, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức để tạo sinh kế cho người dân và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, môi trường; nâng cao năng lực và nhận thức, hành động về công tác đối ngoại, kỹ năng ngoại giao cho cán bộ làm công tác đối ngoại, các cấp, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh; tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm đến các dự án của các doanh nghiệp đa quốc gia.