【valencia đấu với rayo】Một số nước lo làn sóng thứ hai của đại dịch

Nhiều nước trên thế giới vừa nới lỏng giãn cách xã hội đã có nguy cơ phải đóng cửa lần nữa do đối mặt với làn sóng thứ hai hoặc đỉnh thứ hai của đại dịch.

Khử trùng một phòng khách sạn tại Kolkata (Ấn Độ) trước khi mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters

Theộtsốnướclolnsngthứhaicủađạidịvalencia đấu với rayoo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một số quốc gia ở châu Âu, Đông Nam Á, Bắc Mỹ đã trải qua đỉnh điểm của dịch bệnh, nhưng việc mở cửa trở lại xã hội và khả năng mọi người không thực hiện giãn cách đầy đủ, không có biện pháp phòng dịch thích hợp sẽ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.

Tình hình dịch Covid-19 tại Ấn Độ đang gây nhiều lo lắng khi đất nước đông dân thứ hai thế giới này hôm 13-6 thông báo thêm 11.458 cas nhiễm mới được ghi nhận một ngày trước đó. Đây là mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Ấn Độ, qua đó nâng tổng số lên hơn 300.000 cas, theo số liệu của Bộ Y tế nước này.

Theo Reuters, Ấn Độ trở thành quốc gia có số cas Covid-19 nhiều thứ 4 (chỉ đứng sau Mỹ, Brazil và Nga). Số cas Covid-19 ở quốc gia Nam Á này không ngừng gia tăng trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa toàn quốc được nới lỏng dần vào đầu tháng 6 sau khi được áp đặt từ cuối tháng 3. Bang Maharashtra có dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng nhất với số cas nhiễm vượt cột mốc 100.000 hôm 13-6.

Hiện châu Mỹ là nơi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nặng nhất thế giới. Theo thống kê, 4/10 quốc gia đang bị Covid-19 hoành hành nghiêm trọng đến từ Bắc và Nam Mỹ.

Chuyên gia Mike Ryan của WHO lưu ý Trung và Nam Mỹ bị dịch bệnh tàn phá ở mức cao, đồng thời đề cập tới hai điểm nóng là Brazil và Mexico. Ông Ryan cho biết hệ thống y tế của Brazil phải đối mặt sức ép lớn khi hơn 90% giường bệnh đã kín chỗ. Ngoài ra, Brazil hôm 12-6 qua mặt Anh để trở thành quốc gia có số cas tử vong vì Covid-19 nhiều thứ 2 thế giới (gần 42.000 trường hợp). Còn Mexico đang có gần 130.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 15.000 cas tử vong.

Hiện Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số cas nhiễm và trường hợp tử vong (hơn 2,1 triệu nhiễm và 116.000 chết). Đáng chú ý, nhiều bang của Mỹ đang chứng kiến số cas Covid-19 mới tăng trở lại, như Texas, Alabama, Arkansas, Arizona… Chính quyền hai bang Utah và Oregon hôm 12-6 cho biết sẽ tạm dừng tiến trình tái mở cửa kinh tế do lo ngại dịch bệnh bùng phát trở lại. Ông Jay Butler, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nhấn mạnh các bang có thể cần phải thực thi lại các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt như hồi tháng 3 nếu số cas nhiễm tăng mạnh.

Tại Trung Quốc, sau thời gian dài lắng dịu, tình hình dịch Covid-19 tại Bắc Kinh đang diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. Chỉ trong  ngày 13-6, thành phố này đã ghi nhận thêm 36 cas nhiễm mới với ổ dịch liên quan đến chợ đầu mới lớn nhất trong thành phố. Sau khi truy dấu vết dịch tễ của vài chục cas nhiễm Covid-19 từ ngày 11 đến 13-6, người ta phát hiện dấu vết vi-rút corona trên tấm thớt của một cửa hàng bán cá hồi nhập khẩu. Tuy nhiên, manh mối chỉ dừng tại đó, chưa thể xác định đâu là nguồn lây trực tiếp, từ người bán, từ khách hay từ cá hồi?

Nhật báo Thanh niên của Trung Quốc đưa tin, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về sự bùng phát của làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, chính quyền Bắc Kinh thông báo sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm dịch đối với hơn 10.000 người tại chợ. Do diễn biến bệnh dịch phức tạp, nhà chức trách cũng quyết định hủy kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 trở lại trường từ ngày 15-6.

Các chuyên gia cho rằng có thể đại dịch Covid-19 lan rộng trở lại do các nước tái mở cửa, mọi người bắt đầu tiếp xúc lại, không xét nghiệm đầy đủ và biện pháp giãn cách xã hội chưa đủ mạnh. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Gheybreyesus tuyên bố cần phải cảnh giác ngay cả ở những khu vực có vẻ như dịch bệnh đã suy yếu.

NGUYỄN TẤN tổng hợp